XƯƠNG HÀM THẾ NÀO MỚI ĐẠT TIÊU CHUẨN CẤY GHÉP IMPLANT?
>> Tái tạo răng vĩnh viễn bằng công nghệ cấy ghép implant
>> Tiêu xương hàm có cấy ghép implant được không?
>> Có nên cấy ghép răng implant cho răng cửa?
Tiêu chuẩn về xương hàm khi cấy ghép răng implant
Một trong những yêu cầu đặt ra đầu tiên trong chỉ định cấy ghép Implant chính là chất lượng xương hàm tại vị trí trồng răng. Đây là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ thành công của một case cấy ghép Implant. Để có được kết quả trồng răng implant tốt nhất, xương hàm cần đảm bảo 2 yếu tố:Tiêu chuẩn về số lượng xương
Để cấy ghép Implant, xương hàm tại vị trí cấy ghép phải có chiều dài và chiều rộng lớn hơn hoặc bằng chiều dài và độ rộng của một trụ Implant tối thiểu nhất.
Hiện nay, các trụ Implant có chiều dài tối thiểu là 6.0mm và đường kính nhỏ nhất là 3.0mm. Nên nếu người bệnh có xương hàm thấp hơn 2 chỉ số này thì phải thực hiện cấy ghép xương. Muốn xác định được chỉ số này một cách chính xác, cần có phim CT 3 chiều xương hàm và phần mềm phân tích trực tiếp.
Răng implant giúp lấy lại khả năng ăn nhai hoàn hảo
Tiêu chuẩn về chất lượng xương
Để đánh giá chất lượng xương trong nha khoa, các chuyên gia, Bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số HU (Hounsfield) – chỉ số để đánh giá độ cứng, chắc của xương. Chỉ số HU của ngà răng là 1000 HU.
Xương hàm được chia thành 4 cấp độ:
Cấp độ |
Chỉ số HU |
Tình trạng xương |
D1 | > 1250 HU | Xương rất đặc |
D2 | 850 HU - 1250 HU | Xương tốt |
D3 | 350 HU - 850 HU | Xương tốt |
D4 | 150 HU - 350 HU | Xương loãng |
Để trồng răng implant được, thì người bệnh phải có chỉ số HU trong khoảng từ 350 HU – 1250 HU, tức là đạt yêu cầu của D2 và D3.
Ngoài ra D1 và D4 vẫn có thể trồng răng Implant, tuy nhiên, chất lượng xương nằm ở D4 loãng nên Bác sĩ điều trị phải thực sự có kinh nghiệm mới xử lý được. Còn đối với người bệnh có chất lượng xương nằm ở D1 sẽ lâu lành thương hơn vì thiếu mạch máu nuôi dưỡng.
Người bị tiêu xương hàm có trồng răng implant được hay không?
Trên lý thuyết những người bị tiêu xương hàm quá nhiều sẽ không thể trồng răng Implant vì xương không đủ khả năng nâng đỡ Implant trước tác động của lực nhai nên nguy cơ dẫn đến phẫu thuật thất bại là rất cao.
Tuy nhiên, với kỹ thuật nha khoa hiện đại, hiện nay người tiêu xương vẫn có thể trồng răng Implant nhờ phẫu thuật cấy ghép xương. Bao gồm 2 hình thức:
-
Cấy ghép xương tự thân: Sử dụng xương được lấy từ một phần xương cằm, xương góc hàm hoặc xương chậu của người bệnh để cấy ghép. Kỹ thuật này có tỷ lệ thành công cao vì dễ tích hợp và không bị đào thải.
-
Cấy ghép xương nhân tạo: Dùng xương nhân tạo để cấy ghép vào phần bị thiếu xương. Xương nhân tạo sẽ tạo khoảng trống cho xương tự thân phát triển, cứ mỗi tháng xương tự thân sẽ phát triển lên 1mm, cho đến khi đủ điều kiện Bác sĩ sẽ tiến hành trồng răng Implant.