Những dấu hiệu mọc răng khôn bạn cần biết
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu mọc răng khôn là cách tốt nhất để bạn chủ động giải quyết những rắc rối mà người bạn này mang lại.
>> Nhổ 2 răng khôn cùng lúc có nguy hiểm không?
>> Triệu chứng thường gặp sau nhổ răng khôn
Dấu hiệu mọc răng khôn
Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, là chiếc răng cối lớn thứ 3 trên cung hàm. So với các răng cối khác, răng khôn mọc trễ hơn rất nhiều. Thông thường răng khôn thường mọc ở người trưởng thành, giai đoạn khoảng từ 17 – 25 tuổi hoặc có thể muộn hơn. Răng khôn sẽ moc ở phía trong cùng của cung hàm. Về cơ bản thì răng khôn hoàn toàn không có chức năng ăn nhai.
Là chiếc răng các biệt nên những dấu hiệu mọc răng khôn cũng không giống những răng khác. Phiền toái do người bạn chắc chắn sẽ tới bởi:
Đau nhức
Thời điểm răng khôn mọc thì cung hàm gần như ổn định về cấu trúc và độ lớn. Vì thế nên xương hàm cứng hơn, niêm mạc và mô mềm phủ bên trên dày, chắc. Vì thế nên khi răng khôn nhú lên sẽ gây ra cảm giác đau nhức và khó chịu.
Vì không đủ khoảng để mọc nên răng khôn chỉ nhú lên một chút. Nó thường mọc gián đoạn và kéo dài trong nhiều năm. Bởi vậy mà cảm giác đau nhức cũng sẽ đến trong nhiều đợt.
Đau nhức, sưng lợi là triệu chứng điển hình khi mọc răng khôn
Lợi bị sưng
Lợi sưng đỏ là một trong những dấu hiệu điển hình khi mọc răng khôn. Khoảng thời gian răng khôn mọc xương hàm ít tăng trưởng về kích thước, chất lượng xương cũng cứng hơn, niêm mạc và mô mềm phủ trên cũng dày chắc hơn cùng với các yếu tố toàn thân khác góp phần làm răng khôn dễ mọc lệch và ngầm.
Thiếu chỗ mọc nên phản ứng đầu tiên trước khi răng khôn nhú mầm sẽ khiến lợi co giãn và bắt đầu sưng phông gây khó chịu, đau nhức.
Há miệng đau, sưng má hoặc hành sốt
Không ít trường hợp mọc răng khôn bị sốt, sưng má. Tình trạng sốt do mọc răng khôn thường là sốt nhẹ và không kéo dài. Tuy nhiên, nhiệt độ cơ thể tăng cộng kèm với đau nhức lợi càng khiến cơ thể khó chịu.
Nhiều trường hợp sẽ cảm thấy cung hàm đột nhiên trở nên nặng nề, không còn linh hoạt như trước đây. Bạn sẽ đau mỗi khi há miệng, việc ăn uống vì thế cũng trở nên khó khăn hơn.
Những cơn sốt nhẹ có thể tìm tới với bạn khi răng khôn nhú mầm.
Có nên nhổ răng khôn không?
Trên thực tế răng khôn không có chức năng ăn nhai nên việc nhổ bỏ răng khôn có thể xem xét. Bởi không ít trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc xiên, mọc chen chúc,… sẽ không chỉ gây đau đớn mà còn làm ảnh hưởng sang các răng bên cạnh.
Thêm nữa, răng khôn nằm trong cũng của cung hàm nên rất khó vệ sinh. Thống kê của Tổ chức chăm sóc răng miệng Hoa Kì thì có khoảng 85% răng khôn sẽ phải nhổ bỏ do những biến chứng nguy hiểm mà nó mang lại.
Do đó, khi có dấu hiệu mọc răng khôn hãy tới bác sĩ để được thăm khám và có hướng xử lý phù hợp này. Đây là cách tốt nhất để răng khôn không trở thành nỗi ám ảnh với bạn.