Mách mẹ cách chăm sóc để bé có một hàm răng khỏe mạnh

Chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời là đảm bảo chắc chắn nhất cho bé có một sức khỏe răng miệng tốt. Mẹ đừng bỏ qua những gợi ý sau nếu không muộn các bệnh lý răng miệng kết bạn với bé.

>> Làm sao để phòng ngừa sâu răng ở trẻ em?

>> Những lưu ý khi niềng răng cho trẻ nhỏ

>> Có nên trám răng cho trẻ 

Để cho trẻ có hàm răng chắc khỏe và sáng bóng, cha mẹ cần chú ý chăm sóc răng của trẻ một cách đều đặn và khoa học.

Chọn bàn chải và kem đánh răng đúng loại

Các chuyên gia nha khoa khuyến cáo cha mẹ nên chọn kích cỡ bàn chải đúng với lứa tuổi của trẻ. Hãy chọ bàn chải lông mềm, mịn để giúp răng lợi của bé luôn sạch và không bị tổn thương.

Với những trẻ đã lớn, mẹ có thể chọn loại bàn chải có độ cứng vừa phải. Nếu quá mềm sẽ không thể làm sạch răng một cách tốt nhất, cứng quá lại dễ làm tổn thương răng lợi. Mẹ cũng đừng quên thay bàn chải cho bé ít nhất 3 tháng/lần, tránh tình trạng lông bàn chải bị sơ gây tổn thương răng miệng của trẻ.

Một lưu ý nữa mẹ cần nhớ để bé có một hàm răng khỏe mạnh đó là lựa chọn loại kem đánh răng theo độ tuổi của trẻ. Tuyệt đối không dùng chung kem đánh răng với người lớn.


Lựa chọn loại kem đánh răng phù hợp với độ tuổi và sức khỏe răng miệng của trẻ

Cho trẻ dùng chỉ nha khoa

Quan điểm chỉ nha khoa không thích hợp sử dụng cho trẻ nhỏ. Điều này hoàn toàn sai lầm. Chỉ nha khoa sẽ giúp làm sạch các vụn thức ăn, chống lại sự tấn công của vi khuẩn.

Cha mẹ hãy tập cho bé thói quen dùng chỉ nha khoa để lớn lên  trẻ có hàm răng chắc khỏe và đẹp. Tuyệt đối không cho trẻ dùng tăm để tránh làm thưa răng.


Sử dụng chỉ tơ nha khoa sẽ giúp làm sạch các mảng bám thức ăn ở răng miệng của trẻ

Chải răng đúng cách

Chải răng cho trẻ không đúng cách và không đủ thời gian khiến vệ sinh răng miệng không đạt hiệu quả. Dạy trẻ không chải răng theo chiều ngang vì có thể làm trầy nướu, mòn răng trong khi mảng bám không sạch.

Thay vào đó, dạy trẻ đánh răng kỹ 3 mặt chính gồm vùng ngoài, mặt trong và mặt nhai. Mặt ngoài đánh theo vòng tròn đều, đánh cả răng và lợi, cho trẻ đếm theo nhịp đến 10. Mặt trong đặt bàn chải góc 45 độ, vuốt từ dưới lên trên. Thời gian chải răng kéo dài 1-3 phút. Với những trẻ có hàm răng khấp khểnh, đặt dốc bàn chải lại, đánh theo chiều dọc để bàn chải chải tất cả các răng.

Cha mẹ hãy cùng bé thực hiện cách chăm sóc răng miệng, chải răng hàng ngày để trẻ có thể học theo là tập dần thói quen này.


Mẹ đừng quên hướng dẫn bé chải răng đúng cách để hàm răng luôn khỏe mạnh

Thực hiện việc chăm sóc cho trẻ từ sớm

Số liệu thống kê cho thấy, khoảng 90% trẻ em Việt Nam gặp phải những vấn đề về răng miệng. Và một trong những nguyên nhân cho tình trạng này đến từ chính việc không chăm sóc răng miệng cho trẻ sơm.s

Răng miệng của trẻ cần được chăm sóc ngay từ những năm tháng đầu đời. Ngay từ nhỏ, cha mẹ cần xây dựng cho trẻ thói quen chăm sóc, vệ sinh răng miệng. Với trẻ sơ sinh, mẹ có lau sạch nướu răng của trẻ bằng khăn ẩm quấn quanh ngón tay hoặc nước muối sinh lý, gạc vệ sinh răng miệng. Từ những chiếc răng sữa đầu tiên, bố mẹ nên cho trẻ đánh răng và vệ sinh răng đúng cách.

Bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng bàn chải chuyên dụng cho răng trẻ em để trẻ đánh răng cùng bố mẹ mỗi buổi sáng tối, tạo cho con sự thích thú và thói quen đánh răng. Việc sử dụng gạc vệ sinh răng miệng để chà răng cho trẻ sẽ dễ dàng làm sạch mảng bảm hơn.


Mẹ nên cho trẻ đánh răng ngay sau khi chiếc răng sữa đầu tiên nhú mầm

Cho trẻ uống nước sau khi ăn

Việc uống nước ngay sau khi ăn sẽ giúp rửa trôi những mảnh vụn thức ăn còn sót lại trên khoang miệng, làm sạch răng miệng của bé.

Tuyệt đối không cho bé đánh răng ngay sau khi ăn. Bởi lúc này, môi trường khoang miệng mang tính axit nhiều. Việc chà xát có thể gây tổn thương men răng. Sau khi ăn khoảng 20 – 30 phút hãy cho trẻ đánh răng để tránh sự tấn công của vi khuẩn.


Uống nước sau khi ăn sẽ giúp rửa trôi các thức ăn còn sót lại trong khoang miệng

Sử dụng những thực phẩm, đồ uống có lợi cho răng

Chế độ ăn uống cũng có tác động rất nhiều để bé có một hàm răng khỏe mạnh. Khi cơ thể không được nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng, răng của bé  không những mọc chậm mà còn tạo cơ hội cho vi khuẩn sâu răng xâm nhập.

Cha mẹ hãy chú ý cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé, tăng cường các thực phẩm sữa, thịt, cá, tôm, cà rốt… Thực đơn cho trẻ cũng cần tăng cường thức ăn bổ dưỡng tốt cho răng và nướu như rau quả, trái cây tươi, phô mai. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường, nước uống có gas,… để tránh gây tổn thương men răng.

Mẹ cũng đừng quên bổ sung flour cho trẻ để giúp bé có một hàm răng chắc khỏe và ngăn ngừa sâu răng.


Xây dựng một chế độ ăn hợp lý cho trẻ để phòng ngừa các bệnh lý răng miệng có cơ hội tìm tới

Loại bỏ những thói quen xấu, gây hại cho răng

Nghiến răng, mút môi, mút ngón cái, ngậm ti giả,… giúp trẻ có cảm giác thoải mái nhưng lại vô cùng gây hại cho răng. Đây chính là những kẻ thù đang dần phá hủy cấu trúc răng của trẻ. Tình trạng răng mọc lệch lạc, biến dạng,… nếu những thói quen này vấn tiếp tục. Bé sẽ kết bạn với một nụ cười kém thẩm mỹ, chức năng ăn nhai bị ảnh hưởng, phát âm kém chỉ bởi những thói quen xấu này.

Cha mẹ cũng cần rèn cho bé thói quen ăn uống khoa học để ngăn chặn những ảnh hưởng xấu cho răng. Mẹ không nên cho bé ăn vặt quá nhiều, sử dụng thức ăn, đồ uống trước khi đi ngủ mà quên vệ sinh răng miệng và cần xóa bỏ ngay việc ngậm thức ăn quá lâu của trẻ. Bởi những điều này sẽ khiến thực phẩm này bám vào răng miệng mà không được vệ sinh đúng cách sẽ lên men, tạo ra axít phá hủy cấu trúc men răng.


Thói quen nghiến răng của trẻ có thể là nguyên nhân khiến răng bé mọc lệch lạc

Khám răng định kỳ

Hầu hết  bố mẹ chỉ đưa trẻ đến gặp nha sĩ khi răng miệng bé gặp phải các vấn đề nghiêm trọng. Điều này lý giải vì sai, tỉ lệ trẻ em ở Việt Nam gặp phải các dấu hiệu răng mọc lệch lạc, sâu răng,… tương đối cao. Lúc này thời gian và chi phí để khắc phục những sai lệch của răng không còn dừng lại là một lần hay một con số nhỏ nữa.


Đưa bé tới nha khoa định kì để phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa bệnh răng miệng cho trẻ

Khi trẻ mất răng sữa, sâu răng sữa sớm, ăn nhai đau khó, thở miệng khi ngủ hoặc nghiến răng… cha mẹ cần đưa trẻ tới nha sĩ để có hướng điều trị kịp thời. Và mẹ cũng đừng quên đưa cho trẻ thăm khám định kỳ 4-6 tháng một lần nhằm phát hiện sớm các tổn thương răng và điều trị kịp thời.

Bài viết cùng chuyên mục