Viêm tủy răng - Bạn chớ coi thường!

Điều trị tủy răng là giải pháp tối ưu giúp bạn chấm dứt tình trạng đau nhức kéo dài và bảo tồn tối đa cấu trúc răng thật.

>> Nha khoa HTC - đia chỉ nha khoa uy tín Hải Dương

>> Địa chỉ chữa cười hở lợi uy tín tại Hải Dương

Vì sao cần chữa tủy răng?

Điều trị chữa tủy là cần thiết khi tủy răng, mô mềm bên trong ống tủy bị viêm hoặc nhiễm trùng. Tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng có thể do nhiều nguyên nhân: sâu răng gây ra tình trạng bị hỏng răng, chấn thương răng có thể gây tổn thương tủy răng ngay cả khi răng không có vết nứt hoặc vụn.
Tủy răng không có khả năng tự lành, nếu không điều trị, nhiễm trùng sẽ lan rộng gây đau buốt, làm xương quanh răng bị thoái hóa tiêu đi và răng có thể bị rụng. Thường cách duy nhất là nhổ răng, nhưng điều đó làm ảnh hưởng đến các răng xung quanh. Mặc dù việc nhổ răng thì đơn giản nhưng phải thay một răng giả vào vị trí vừa mất có thể cần tốn kém hơn so với việc điều trị tủy. Điều trị tủy giúp giữ lại răng thật của bạn.

Trường hợp cần điều trị tủy răng?

Nếu răng của bạn gặp phải các triệu chứng này, hãy tới thăm khám với bác sĩ ngay để có hướng ddieuf trị tốt nhất:
– Nhức răng âm ỉ, mức độ đau tăng dần, răng có thể hơi lung lay
– Bị đau nhức liên tục, buốt lên tận đầu, nhất là về đêm, uống thuốc giảm đau cũng không mấy hiệu quả. Nếu cố gắng chịu đựng qua giai đoạn này, răng sẽ hết đau do tủy đã chết và hoại tử tạo một ổ nhiễm trùng có thể lan rộng trong xương.
– Răng bị sâu nặng, gây tổn thương đến tủy răng, thậm chí chết tủy.
– Răng gãy,vỡ, nứt,… Gây tác động đến tủy răng, lâu ngày khiến tủy răng bị nhiễm trùng, viêm tủy.
– Răng bị đau nhức, ê buốt dữ dội, đôi khi gây nhức đầu, sốt cao, xuất hiện mủ dưới chân răng.
– Răng bị trấn thương sứt, mẻ nặng, phần tủy bên trong bị nhiễm trùng.
– Viêm nha chu làm tụt lợi, lộ chân răng và gây viêm tủy bên trong.
– Nướu bị thâm, sưng tấy không còn giữ được vẻ hồng hào khỏe mạnh.
– Răng bị nhạy cảm quá mức với thức ăn lạnh, nóng, chua, ngọt hay khi thức ăn rơi vào lỗ sâu thì ê buốt và đau nhức.
– Xuất hiện túi mủ trắng trên nướu. Khi ấn tay vào thấy hơi đau và có thể chảy mủ ra xung quanh chân răng. Túi mủ này tuy không gây đau nhưng lại gây ra tình trạng hôi miệng và khó vệ sinh răng miệng.

Điều trị tủy răng được tiến hành thế nào?

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương của tủy răng mà bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị cụ thể. Bác sĩ nội nha sẽ loại bỏ phần tủy răng bị viêm hoặc nhiễm trùng, làm sạch và tạo hình bên trong ống tủy một cách cẩn thận, sau đó lấp đầy và trám bít khoảng trống. Sau đó, bạn sẽ trở lại nha sĩ, họ sẽ đặt một mão hoặc các khí cụ hỗ trợ phục hồi khác lên răng để bảo vệ và phục hồi chức năng đầy đủ của nó. Sau khi phục hình, răng vẫn tiếp tục hoạt động như bất kỳ chiếc răng nào khác.

Thông thường, quá trình điều trị tủy trải qua các bước sau:

Bước 1: Thăm khám và chụp phim

Trước tiên, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát răng của bạn, nếu phát hiện hay nghi ngờ răng nào đó bị viêm tủy sẽ chỉ định chụp phim thêm để đánh giá chính xác hơn mức độ tổn thương của răng: như lỗ sâu đã thông thương với buồng tủy hay chưa hoặc răng đã có phản ứng ở vùng chóp hay chưa.

Sau đó, bác sĩ sẽ thông báo cho bạn biết về tình trạng răng của mình, kế hoạch điều trị, thời gian và chi phí cụ thể.

Bước 2: Gây tê

Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê, loại tê được sử dụng phổ biến là lidocain của Pháp, giúp bạn không còn cảm giác đau đớn hay khó chịu gì khi điều trị.

Trường hợp răng đã chết tủy hoàn toàn, không còn cảm giác thì sẽ không cần sử dụng thuốc tê.

Bước 3: Cách ly

Đặt đê cao su để giúp răng điều trị nội nha được cách ly khỏi nước bọt – nguồn chứa vi khuẩn trong miệng và đảm bảo vấn đề an toàn trong điều trị: tránh tình trạng rơi dụng cụ vào đường thở, đường tiêu hóa, bạn sẽ không phải khó chịu với mùi dung dịch bơm rửa. Tuy nhiên chi phí điều trị sẽ cao hơn. 

Bước 4: Mở tủy

Bác sĩ sẽ sử dụng mũi khoan để mở đường vào tủy răng, khoan một lỗ từ thân răng xuống buồng tủy, lấy sạch các tổ chức men, ngà bị tổn thương.

Bước 5: Sửa soạn hệ thống ống tủy.

Sau khi mở tủy sẽ tiến hành lấy tủy, sử dụng bộ dụng cụ điều trị nội nha bằng tay hay bằng máy để lấy sạch hết mô tủy.

Để đảm bảo có thể lấy hết được tủy trong hệ thống các ống tủy, bác sĩ sẽ sử dụng máy định vị chóp, chụp phim XQ để xác định đúng chiều dài chân răng, sau đó sẽ làm sạch, tạo hình ống tủy với đúng chiều dài đó, đảm bảo mô tủy không còn sót lại trong ống tủy.

Tiến hành bơm rửa bằng các dung dịch sát khuẩn như Javen, nước muối sinh lý hay Chlorhexidine, giúp rửa trôi các tác nhân gây bệnh, đảm bảo hệ thống ống tủy được sạch. 

Bước 6: Trám bít ống tủy

Sau khi đã làm sạch hoàn toàn hệ thống ống tủy, bác sĩ sẽ đánh giá lại xem răng đã đủ điều kiện để trám bít hay chưa.

Quá trình trám bít ống tủy là sử dụng xi măng và côn Gutta percha, kết hợp dụng cụ bằng tay hoặc máy để lèn chặt, bít kín toàn bộ hệ thống ống tủy.

Trước khi tiến hành trám bít, Bác sĩ sẽ tiến hành chụp phim XQ với cây côn chính trong ống tủy, để đảm bảo rằng đã sửa soạn hết chiều dài ống tủy đồng thời hàn kín ống tủy cho tới tận chóp chân răng.

Trám bít chặt hệ thống ống tủy nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, ngăn ngừa sự tái viêm nhiễm của răng giúp loại bỏ viêm nhiễm và bảo tồn mô răng còn lại.

Bước 7: Phục hồi lại thân răng

Răng sau khi đã được trám bít ống tủy thì sẽ được phục hồi, tái tạo lại thân răng bằng chất hàn như: composite hoặc GIC.

Các răng sau khi điều trị tủy, sẽ giòn và dễ bị gãy vỡ, đồng thời răng cũng bị đổi màu. Vì vậy, với những răng được điều trị tủy nên được bảo vệ bởi một lớp vỏ răng nhân tạo như chụp răng sứ, hoặc overlay, endocrown… để giúp tăng cường tính chịu lực, giảm nguy cơ gãy vỡ,  đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. 

Thời gian chữa tủy răng kéo dài bao lâu?

Quá trình chữa tủy răng có thể được thực hiện trong 2 - 3 lần hẹn, tùy thuộc vào tình trạng răng. Buổi điều trị đầu tiên thường là quan trọng nhất khi bác sĩ phẫu thuật tủy răng. nhưng lần hẹn kế tiếp là khi ống tủy đã được làm sạch và trám bằng mão răng hoặc vật liệu trám khác để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Điều trị tuỷ có thực sự đau như bạn tưởng tượng?

Y học ngày càng phát triển, hãy yên tâm là bạn sẽ được gây tê trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật, chính vì thế bạn không hề có cảm giác đau nhức hay khó chịu nào cả. Việc của bạn là chỉ cần thư giãn, giữ tâm lý thoải mái nhất khi đến với bác sĩ.

Nên và Không Nên ăn gì sau khi điều trị tủy?

Chế độ ăn uống sau khi điều trị tủy cần được lưu ý kỹ, bạn chỉ nên ăn các món mềm, dễ nuốt như: cháo, súp, sữa, món luộc, sinh tố hoa quả… để giảm áp lực tác động lên răng, bảo vệ răng tốt hơn. Các loại quả mọng nước, có tính thanh nhiệt cũng là món ăn lý tưởng vừa cung cấp dinh dưỡng, vừa mềm dễ nhai.
- Bạn nên kiêng ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh, không nhai đá lạnh, kẹo cứng, kẹo cao su… vì có khả năng làm mẻ răng.
- Hạn chế món ăn giàu tinh bột và đường vì dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
- Tránh xa đồ uống có gas, chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá... để giữ răng bền màu và chắc khỏe.
- Hạn chế ăn trái cây chua, đồ chua vì axit sẽ gây ảnh hưởng đến men răng vừa mới điều trị.
Tuổi thọ của răng sau khi điều trị tủy không thể bằng răng bình thường. Nhưng là việc làm vô cùng cần thiết để giữ lại chiếc răng thật, đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ trong thời gian dài với chi phí thấp nhất so với các phương pháp trồng răng khác.
Thăm khám định kì phát hiện sớm các vấn đề răng miệng để có hướng can thiệp, điều trị là cách tốt nhất để bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình
Bài viết cùng chuyên mục