Tụt lợi chân răng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

>> Nha khoa HTC - đia chỉ nha khoa uy tín Hải Dương

>> Địa chỉ chữa cười hở lợi uy tín tại Hải Dương

Bệnh tụt lợi răng là hiện tượng các mô lợi xung quanh răng mòn đi hoặc kéo trở lại từ bề mặt răng. Hiện tượng này sẽ khiến bề mặt chân răng bị lộ ra. Nếu không được chữa trị kịp thời, tụt lợi chân răng có thể để lại nhiều ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ và sức khỏe.

Hậu quả có thể gặp phải

Mất thẩm mỹ: Khi răng tụt lợi, răng sẽ trông dài hơn bình thường. Đồng thời kẽ răng cũng hở to hơn khiến thức ăn dễ bị dắt vào. Điều này sẽ làm giảm thẩm mỹ và khiến Cô Chú, Anh Chị tự ti trong giao tiếp hàng ngày.

Nguy cơ mất răng cao: Nếu không được điều trị kịp thời, các mô lợi và cấu trúc xương của răng có thể bị tổn hại nghiêm trọng. Khi không còn cấu trúc nâng đỡ xung quanh, nguy cơ mất răng sẽ rất cao.

Khiến răng dần trở lên nhạy cảm: Do ngà răng bị lộ ra nên độ nhạy cảm của răng cũng từ đó mà tăng lên. Khi dùng những thực phẩm ngọt, lạnh, nóng,… hoặc khi chải răng, Khách hàng sẽ cảm thấy răng vô cùng ê buốt và khó chịu.

Dấu hiệu thường gặp của tụt nướu

Người bị tụy nướu thường có những dấu hiệu không rõ ràng, dễ khiến ta nhầm tưởng sang các bệnh răng miệng thông thường. Do đó, việc theo dõi, chăm sóc răng miệng hàng ngày là hết sức cần thiết và nên lưu ý những dấu hiệu của bệnh tụt nướu sau:


Cao răng bám dày, nướu tụt ra khỏi răng, lộ chân răng
  • Chảy máu chân răng sau đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa hoặc ấn nhẹ vào nướu
  • Nướu sưng, đỏ bất thường, gây ra những cơn đau nhẹ
  • Hôi miệnglà biểu hiện thường gặp nhất của bệnh nha chu
  • Đau ở nướu, ấn nhẹ sẽ thấy mủ hoặc máu chảy ra
  • Nướu bị thu hẹp, tụt về phía chóp răng làm lộ chân răng
  • Cảm giác ê buốt, nhức khi ăn uống do men răng bị mất hoặc ăn mòn
  • Răng lung lay khi sờ vào hay cảm giác khi ăn nhai

Nguyên nhân tụt lợi hở chân răng

Có rất nhiều nguyên nhân gây tụt lợi hở chân răng, bao gồm:

Viêm nha chu: Viêm nha chu là bệnh nhiễm trùng lợi do vi khuẩn phá hủy. Khi bị viêm nha chu, mô lợi và các tổ chức hỗ trợ nâng đỡ răng sẽ bị phá hủy, từ đó khiến chân răng bị tụt lợi.

Di truyền: Trên thực tế, gen và tiền sử gia đình ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng của bạn. Theo một số nghiên cứu, 30% dân số có tỷ lệ mắc các bệnh răng miệng cao hơn phần còn lại.

Đánh răng quá mạnh: Khi Khách hàng đánh răng quá mạnh hoặc sai cách, không chỉ men răng bị mòn mà lợi của Khách hàng cũng dần dần bị tụt.

đang có hiện tượng tụt lợi chân răng phải làm sao

Cao răng: Cao răng vẫn xuất hiện khi bạn vệ sinh răng miệng hàng ngày. Tuy nhiên nếu cao răng tích tụ quá nhiều có thể gây viêm nha chu và tụt lợi chân răng.

Thay đổi nội tiết tố: Khi phụ nữ có sự thay đổi về nội tiết tố (dậy thì, mang thai và mãn kinh) lợi của phụ nữ sẽ trở nên nhạy cảm và dễ bị vi khuẩn tấn công hơn. Do đó, thay đổi nội tiết tố là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến tụt lợi chân răng xuất hiện ở phụ nữ.

Hút thuốc lá: Hút thuốc lá khiến nhiều vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng hơn. Vì thế không chỉ tụt lợi chân răng, người nghiện thuốc lá là đối tượng dễ mắc các bệnh về răng miệng khác.

Thói quen xấu: Thường xuyên siết chặt hoặc nghiến răng có thể gây quá nhiều lực trên răng, khiến lợi ngày càng bị tụt.

Đeo đồ trang sức ở môi hoặc lưỡi: Ở những vị trí này, đồ trang sức có thể ma sát và kích thích vào lợi, khiến các mô lợi dần dần bị bào mòn.

Răng bị xô lệch: Răng bị xô lệch có thể tác động quá nhiều lực vào lợi và xương của các răng kế cận, khiến các răng kế cận dần bị tụt lợi. Răng bị xô lệch có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất là do bẩm sinh và là hậu quả của việc mất răng.

Điều trị tụt nướu theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn

Để chữa răng bị tụt lợi, Bác sĩ cần căn cứ vào tình trạng để có phương án điều trị phù hợp. Cụ thể:

Răng tụt lợi dạng nhẹ, không kèm ê buốt

Trong trường hợp tụt lợi dạng nhẹ và không kèm theo bất kỳ biểu hiện khó chịu nào, Bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp làm sạch tại vùng bị tụt lợi. Theo đó, Bác sĩ sẽ loại bỏ các mảng bám và cao răng trên bề mặt răng. Các loại thuốc kháng sinh cũng có thể được áp dụng để mang lại hiệu quả tốt hơn.

Bệnh tụt lợi răng nặng, có kèm theo các biểu hiện khó chịu khác

- Loại bỏ các túi nha giả hoặc giảm kích thước của các túi nha: Cách cách điều trị bệnh tụt lợi này còn được gọi là nạo túi nha chu. Bằng cách làm sạch sâu vi khuẩn có hại ra khỏi túi, sau đó khâu mô lợi ở vị trí trên gốc răng, Bác sĩ sẽ loại bỏ các túi nha chu giả hoặc giảm kích thước của chúng.

- Ghép xương: Nếu các mô xương nâng đỡ của Khách hàng đã bị phá hủy, Bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành phương pháp tái tạo xương và mô bị mất bằng cách ghép xương. Tùy theo kết quả kiểm tra sức khỏe, Bác sĩ sẽ lựa chọn loại vật liệu ghép tương thích với cơ thể của bạn nhất.

- Ghép mô lợi: Ghép mô lợi có chức năng tái tạo lại hình dạng bình thường cho lợi, giúp phục hồi những hư hại và ngăn chặn sự tụt lợi chân răng tiếp tục diễn ra.

Cách phòng ngừa bệnh tụt nướu hiệu quả

Chúng ta hoàn toàn có thể bảo vệ răng miệng trước nguy cơ tụt nướu bằng những thói quen sinh hoạt hằng ngày như sau:

Chăm sóc răng miệng đúng cách: Đánh răng bằng bàn chải đánh răng mềm 2 lần/ngày; dùng chỉ nha khoa hoặc nước súc miệng (hay nước muối loãng) để loại bỏ các mảng bám thức ăn và vi khuẩn trong khoang miệng.

Khám răng định kỳ 4-6 tháng/lần tại nha khoa: Khám răng định kỳ tại nha khoa để bác sĩ khám và điều trị kịp thời các nguy cơ gây bệnh.  Cạo vôi răng, vệ sinh răng miệng định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Thay đổi các thói quen sinh hoạt xấu: Hạn chế (Bỏ) hút thuốc lá; hạn chế ăn các loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh; Không nên ăn quá nhiều thực phẩm có hại cho răng miệng như: bánh, kẹo đồ ngọt, chua,…
Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ răng tại Nha khoa uy tín: Thẩm mỹ răng ngày càng phổ biến với nhiều phương pháp, do đó hãy tìm đến Nha khoa uy tín, bác sĩ có chuyên môn để được khám và điều trị theo quy trình chuẩn mực. Không nên chủ quan trước những quảng cáo “Giảm giá”,”Ưu đãi sốc”,… kẻo tiền mất tật mang.


Thăm khám răng định kì là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe răng miệng

Bài viết cùng chuyên mục