Tất tần tật những điều cần biết sau khi nhổ răng khôn

Biến chứng của răng khôn có thể đến ngay cả khi rời bỏi cung hàm nếu bạn không biết chăm sóc răng miệng đúng cách. Đừng bỏ qua những lưu ý sau nhổ răng khôn nếu không muốn “rước” thêm những rắc rối từ người bạn này.

>> 4 triệu chứng thường gặp sau khi nhổ răng khôn
>> Nhổ 2 răng khôn cùng lúc có nguy hiểm không?

Những biến chứng sau nhổ răng khôn

Nhổ răng là một tiểu phẫu đơn giản trong nha khoa. Tuy nhiên, với răng khôn kĩ thuật này lại đòi hỏi sự chính xác và tỉ mỉ hơn nhiều. Bởi răng khôn nằm ở vị trí trong cùng của cung hàm. Vị trí này có nhiều dây thần kinh. Thêm nữa, những chiếc răng được chỉ định nhổ thường là răng mọc ngầm, mọc xiên, mọc chen chúc sang các răng bên cạnh. Việc thực hiện nếu không đảm bảo có thể mang tới biến chứng xấu.

Việc thực hiện nếu không đảm bảo, có thể mang tới nhiều biến chứng xấu:

 Chảy máu kéo dài

Tình trạng chảy máu chắc chắn sẽ đến sau nhổ răng. Nhưng nếu máu vẫn tiếp tuc chảy sau nhiều giờ thì có thể đã nhổ nằm ở vị trí trên nền u máu xương hàm hoặc do không cẩn thận vết thương nhổ răng bị rách… Hiện tượng này kéo dài có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe của bệnh nhân.

 Nhiễm trùng

Dụng cụ nhổ răng chưa được vô trùng hay chăm sóc răng miệng không đảm bảo sau nhổ răng có thể gây hiện tượng nhiễm trùng. Vùng nhổ răng khôn bị sưng lớn và đau nhức trong nhiều ngày là điều bạn thấy khi gặp tình trạng này. Điều này gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và chức năng ăn nhai.

Tổn thương dây thần kinh

Tay nghề của bác sỹ khi thực hiện nhổ răng không đảm bảo có thể gây ảnh hưởng tới các dây thần kinh. Lúc này bệnh nhân sẽ cảm thấy ngứa ran, tê ở lưỡi, môi dưới, cằm và nướu răng, khiến quá trình ăn nhai gặp nhiều khó khăn.

Bí quyết xua tan những cơn đau sau nhổ răng khôn

Giảm đau sau khi nhổ răng khôn

Để xua đuổi những cơn đau có thể xảy tới ngay sau khi nhổ răng, bạn hãy:
  • Đặt túi nước đá bên ngoài má trong khoảng 24 giờ đầu để làm dịu cơn đau.
  • Sử dụng một chiếc gối cao để phần đầu được nâng lên vào ban đêm.
  • Tuyệt đối không đánh răng, súc miệng mạnh hay khạc nhổ,… trong 24 giờ đầu.
  • Tránh uống rượu, hút thuốc và sử dụng ống hút vì việc hút lên gây ảnh hưởng không tốt đến các cục máu đông, có thể khiến chúng bật ra còn hút thuốc có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Thay đổi chế độ ăn uống

Nếu quá trình nhổ răng diễn ra thuận lợi, cầm máu nhanh thì việc ăn uống có thể duy trì được bình thường. Tuy nhiên, phải hạn chế ăn nhai tại vị trí mới nhổ răng. Thức ăn nhét vào sẽ gây khó chịu và viêm nhiễm.

Với những trường hợp đau lâu, cứng hàm, gây khó chịu bạn nên ăn các loại thức ăn lỏng, mềm như cháo, uống sữa nguội, nước mát, nước trái cây.

Chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt

Dành một khoảng thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, lấy lại năng lượng sau khi nhổ răng. Đây cũng là cách để vết thương chóng lành. Đừng để đau nhức của răng làm ảnh hưởng đến tay chân hay các cơ quan khác. Nếu bạn nghỉ ngơi và để tinh thần thoải mái, cơn đau sẽ qua nhanh.

Thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sỹ

Tuân thủ đúng theo những chỉ dẫn của bác sỹ sẽ giúp bạn tránh được những biến chứng sau khổ răng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc giảm đau nếu không có chỉ dẫn của bác sỹ. Bất cứ dấu hiệu bất thường nào xảy tới nên báo cho bác sỹ để được xử lý kịp thời.

Tuy không phải là một thủ thuật khó nhưng những biến chứng cũng có thể xảy đến nếu kĩ thuật thực hiện cùng việc chăm sóc sau nhổ răng có những sai khác. Lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín là cách tốt nhất để bạn không phải lo lắng về những biến chứng này.

Bài viết cùng chuyên mục