Những câu hỏi thường gặp khi bọc răng sứ
Nắm rõ được những vấn đề khi bọc răng sứ là cách tốt nhất để bạn phát huy những hiệu quả cùng như loại bỏ được những ảnh hưởng xấu từ phương pháp này.
>> Mất răng số 7 có làm cầu răng sứ được không?
>> Những trường hợp chống chỉ định với bọc răng sứ
>> 3 yếu tố then chốt giúp bọc răng sứ không đau
Khi nào nên bọc răng sứ?
Không phải bất cứ trường hợp nào cũng có tể bọc răng sứ. Tùy vào tình trạng răng miệng cụ thể mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp. Thông thường chỉ định bọc răng sứ thường được áp dụng cho các trường hợp:
- Răng đã bị chết tủy. Bọc răng sứ trong trường hợp này để bảo vệ răng chết tuỷ không bị nứt gãy. Bọc răng sứ là phương pháp để giúp răng chết tủy bền lâu hơn vì khi răng chết tủy sẽ không còn tính đàn hồi mà trở nên giòn và dễ gãy hơn những răng bình thường.
- Khi răng bị sâu quá nhiều, miếng bể quá lớn không thể trám được nữa, nếu trám thì vẫn dễ bị sút miếng trám thì bạn nên chọn một phương án điều trị tối ưu hơn, tiết kiệm chi phí hơn và bền hơn.
Bọc răng sứ khắc phục hiệu quả những khiếm khuyết của răng
- Những trường hợp răng thưa, hình thể không cân đối thì đây là một giải pháp cực kì hiệu quả, bọc răng sứ giúp bạn sở hữu răng trắng tự nhiên, ăn nhai như thật và độ bền cao không nứt vỡ, mẻ và đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Khi răng bị nhiễm màu và sử dụng thuốc tẩy trắng răng vẫn không hiệu quả thì làm răng sứ là phương pháp để thay thế lớp men răng cũ bằng lớp sứ mới trắng đẹp hơn. Lúc này phương pháp Bọc răng sứ là biện pháp hiệu quả để thay đổi nụ cười và sở hữu hàm răng trắng sáng.
Bọc răng sứ có hại không?
Kỹ thuật mài cùi răng trong quá trình phục hình răng sứ sẽ tác động tới mô men răng. Điều này gây nên những lo ngại ảnh hưởng tới chức năng của răng khiến mọi người do dự không biết có nên bọc răng sứ không.
Tuy nhiên, bạn có thể hoàn toàn yên tâm bởi làm răng sứ không gây ảnh hưởng tới chân răng nếu bác sỹ thực thực hiện mài răng đúng cách. Quá trình này chỉ mài bớt 1 phần men răng thành cùi nhỏ để chụp mão sứ bên trên. Nếu đường mài chuẩn xác, tỷ lệ mài luôn đảm bảo không vượt 2mm thì sẽ không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe.
Kĩ thuật mài cùi răng quyết định rất lớn tới thành công khi bọc răng sứ
Bọc răng sứ mất bao lâu?
Để biết chính xác thời gian bọc răng sứ mất bao lâu còn tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của bệnh nhân. Việc thăm khám chính là tiền đề để đưa ra được lộ trình, thời gian cho phục hình răng sứ. Tuy nhiên, bạn có thể hình dung quá trình này qua một số yếu tố sau:
- Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
- Tình trạng răng miệng.
- Số lượng răng cần phục hình.
- Thời gian chế tác răng sứ.
Số lượng răng cần phục hình sẽ quyết định thời gian bọc răng sứ
Răng sứ có bền không?
Để biết răng sứ có bền không cần căn cứ trên các yếu tố quyết định tuổi thọ của răng sứ. Theo đó, độ bền của răng sứ sẽ phụ thuộc vào:
- Chất liệu sứ: Đây là yếu tố chính quyết định xem bọc răng sứ được bao nhiêu năm. Trên thị trường hiện này có hai dòng sứ chính: răng sứ kim loại và răng toàn sứ. Mỗi loại răng sứ này sẽ có độ bền và tuổi thọ khác nhau.
- Tay nghề của bác sĩ: Quá trình phục hình răng sứ, bác sĩ sẽ phải mài cùi răng thật để làm trụ. Nó sẽ giúp mão sứ được bám vững và đảm bảo thẩm mĩ. Kĩ thuật này là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới độ bền của răng sứ.
- Chế độ chăm sóc răng miệng: Bản thân răng thật của bạn dù được bảo vệ bởi các kháng nguyên trong cơ thể nhưng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng hay sâu vỡ, hư hỏng vẫn xảy đến nếu không được chăm sóc tốt. Vì thế mà nguy cơ răng sứ bị tổn thương bởi các tác động bên ngoài càng cao. Chú ý vệ sinh răng miệng, kiêng tránh các loại thức ăn dễ làm hư hại tới răng sứ là cách tốt nhất để người bạn này ở trên cung hàm lâu nhất có thể.
Chế độ chăm sóc răng miệng ảnh hưởng rất lớn tới tuổi thọ của răng sứ
Ăn uống thế nào sau khi bọc răng sứ?
Sau khi bọc răng sứ, khả năng cảm nhận thức ăn sẽ bị giảm đi so với răng thật. Tuy nhiên, sự nhạy cảm này còn phụ thuộc vào việc răng sứ có lấy tủy hay không. Thường thì răng đã lấy tủy sẽ khiến cảm giác ăn nhai bị hạn chế hơn.
Về cơ bản thì răng sứ sau phục hình sẽ đảm bảo khả năng ăn nhai như răng thật. Bạn không cần quá kiêng cữ. Tuy nhiên, khi mới làm răng sứ xong thì nên ăn uống nhẹ nhàng để quen cảm giác ăn nhai, sau 1 – 2 tuần cảm giác ăn nhai bình thường trở lại. Và để cho răng sứ giữ được độ bền tối đa, bạn nên hạn chế ăn các đồ ăn quá cứng, quá nóng, lạnh.
Hạn chế những đồ ăn quá cứng để răng sứ có độ bền cao nhất
Có biến chứng không?
Về cơ bản bọc răng sứ thẩm mỹ không gây bất kì tổn hại nào cho tủy và nướu cũng như những ảnh hưởng tới cơ thể. Khi bọc răng sứ bác sĩ sẽ mài một phần men răng để làm trụ chụp mão sứ. Kĩ thuật này có xâm lấn tới răng thật nhưng không gây tổn hại cho răng thật.
Tuy nhiên, nếu quá trình thực hiện phục hình răng sứ tiến hành sai kỹ thuật, bất cẩn, thiết bị hỗ trợ lạc hậu hoặc vật liệu sứ kém chất lượng thì khả năng gây tổn hại là có.
Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để có giải đáp tốt nhất cho trường hợp của mình
Vì thế, hãy lựa chọn một cơ sở nha khoa uy tín để tiến hành thực hiện. Sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại cùng những bác sĩ tay nghề cao sẽ cho bạn những tư vấn chính xác cùng lộ trình điều trị tốt nhất.