Những trường hợp "chống chỉ định" với bọc răng sứ

Sai lệch khớp cắn quá nghiêm trọng

Với những trường hợp răng bị hô, móm, khấp khểnh, mọc chen chúc, xô lệch,… ở mức độ nhẹ. Bọc răng sứ có thể khắc phục hiệu quả tình trạng sai khớp cắn.

Đối với những trường hợp nặng, bọc răng sứ không phát huy hiệu quả. Bởi việc mài răng quá nhiều có thể gây tổn hại tới răng thật thậm chí gây nguy hiểm cho sức khỏe. Giải pháp tốt nhất cho trường hợp này là tiến hành niềng răng.


Bọc răng sứ không phát huy hiệu quả với trường hợp răng bị sai khớp cắn nghiêm trọng

Răng bị tổn thương nghiêm trọng

Thông thường thì bọc răng sứ sẽ giúp giải quyết vấn đề sâu răng một cách triệt để. Tuy nhiên với những trường hợp răng đã chết tủy, chân răng quá yếu, lỗ hỏng quá lớn hay khoảng sinh học gặp trục trặc,… việc bọc răng sứ sẽ không cho hiệu quả tối ưu.

Với những trường hợp này cần nhổ bỏ răng, tái tạo khoảng sinh học khỏe mạnh. Cấy ghép implant là lựa chọn tốt nhất khi gặp phải tình trạng này.

Răng bị hô, vổ, vẩu, móm do xương hàm

Nếu nguyên nhân dẫn tới tình trạng hô, vẩu, móm,… là do cấu trúc xương hàm thì bọc răng sứ không phát huy tác dụng. Với những trường hợp này cần phải tiến hành phẫu thuật. Quá trình này sẽ can thiệp trực tiếp vào xương hàm. Từ đó giúp điều chỉnh xương hàm về vị trí chuẩn rồi cố định chắc chắn lại.

Răng bị gãy vỡ chỉ còn chân răng

Trường hợp răng bị gãy vỡ quá nặng cũng không thể tiến hành bọc răng sứ. Sở dĩ vậy bởi mô răng thật không còn đủ để làm trụ chống đỡ  mão sứ. Cấy ghép implant hay làm cầu răng sứ là lựa chọn tối ưu trong trường hợp này.

Răng quá nhạy cảm

Nếu những kích thích từ môi trường bên ngoài như: khi ăn nhai, chải răng,… khiến răng bạn thường xuyên bị đau nhức, ê buốt cũng cần cân nhắc kĩ khi tiến hành bọc răng sứ. Kĩ thuật mài cùi răng trong trường hợp này có thể khiến răng gặp rắc rối nhiều hơn.


Tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi tiến hành bọc răng sứ nếu răng bạn gặp phải tình trạng ê buốt

 Đang mắc các bệnh lý toàn thân

Với những ai có tiền sử mắc các bệnh như: động kinh, tim mạch, máu khó đông,… cũng cần tham khảo ý kiến của bác sỹ khi quyết định bọc răng sứ.

Việc tiêm thuốc tê và thao tác mài cùi răng trong quá trình thực hiện có gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Trẻ em dưới 17 tuổi


Tuyệt đối không tiến hành bọc răng sứ cho trẻ em dưới 17 tuổi để tránh những biến chứng

Không ít bậc phụ huynh muốn can thiệp sớm để khắc phục tình trạng răng thưa, răng vẩu, móm, lêch lạc cho trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ chưa đủ 17 tuổi thì tình trạng này không được khuyến khích. Sở dĩ vậy bởi trẻ ở độ tuổi này buồng tủy còn rất rộng, đang trong quá trình hoàn thiện. Những tác  động tới răng ở thời điểm này sẽ gây ảnh  hưởng tới sức khỏe.

Trên thực tế, để biết chắc chắn tình trạng của bạn có thể tiến hành bọc răng sứ thẩm mỹ không. Bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sỹ chuyên khoa. Quá trình thăm khám, chụp X – quang sẽ giúp bác sỹ xác định rõ tình trạng răng miệng của bạn để từ đó có những chỉ định phù hợp.

Bài viết cùng chuyên mục