Giải đáp những thắc mắc về khớp cắn ngược
Khớp cắn ngược hay còn gọi là răng móm, là tình trạng răng hàm dưới đưa ra phía trước, khi ngâm miệng lại thì hàm dưới phủ ngoài răng hàm trên.
Dấu hiệu của khớp cắn ngược
Bạn có thể nhận biết tình trạng khớp cắn ngược qua những dấu hiệu sau:
- Tương quan trán – mũi – cằm tạo ra những đường gẫy khúc.
- Hàm dưới đưa ra phía trước, hàm trên hướng tụt vào trong.
- Răng hàm dưới trùm lên một phần răng hàm trên.
- Gương mặt bị lẹm hẳn về phía sau hình lưỡi cày.
Khớp cắn ngược khiến tương quan trán – mũi – cằm tạo ra những đường gẫy khúc
Nguyên nhân gây ra tình trạng khớp cắn ngược
Muốn điều trị khớp căn ngược hiệu quả thì trước hết bạn cần nắm được các nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Theo đó thì, khớp cắn ngược xảy tới là do:
Yếu tố di truyền
Số liệu nghiên cứu cho thấy khoảng 70% các bệnh nhân bị khớp cắn ngược là do di truyền. Điều này đồng nghĩa là nếu trong gia đình bạn có: ông, bà hay bố, mẹ,… bị móm thì nguy cơ bạn phải sống chung với tình trạng này là rất cao.
Nếu trong gia đình có người bị móm thì bạn cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng này
Thói quen xấu khi còn nhỏ
Những thói quen ngày nhỏ cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới khớp cắn ngược. Nếu trẻ có thói quen: mút tay, chống cằm, ngậm vật cứng thường xuyên,… đặc biệt là trong khoảng thời gian răng vĩnh viễn hình thành sẽ khiến các răng xô lệch và mọc lên không được ngay ngắn.
Quá trình mọc răng vĩnh viễn không thuận lợi dễ dẫn tới hiện tượng răng bị xô lệch, gây khớp cắn ngược.
Gọi ngay
Khớp cắn ngược nguy hiểm thế nào?
Bất cứ sau lệch nào về răng miệng đều ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Tình trạng răng bị khớp cắn ngược cũng không ngoại lệ. Nó sẽ khiến:
- Gương mặt thiếu cân đối, phần cằm sẽ dài xuống và chìa ra phía trước. Khuôn mặt của bạn có thể trở nên già nua hơn.
- Các vị trí tiếp điểm giữa răng hàm dưới và hàm trên dễ bị tình trạng mòn mèn răng và sâu răng.
- Giọng nói bị biến đổi, khó nghe, ngọng, phát âm không rõ ràng, cản trở giao tiếp và học ngoại ngữ.
- Ảnh hưởng nghiêm trọng tới khớp thái dương, thường kéo theo một số bệnh liên quan đến cơ hàm.
Khớp cắn ngược khiến việc phát âm thiếu chuẩn xác
Làm sao để điều trị khớp cắn ngược hiệu quả?
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng khớp cắn ngược mà bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp. Theo đó:
Khớp cắn ngược do răng
Nếu tình trạng khớp cắn ngược là do răng thì niềng răng được coi là phương án tối ưu. Qua quá trình chụp phim, thăm khám để xem mức độ sai lệch bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá và tiên lượng về khả năng dịch chuyển của răng. Từ đó sẽ giúp bạn lựa chọn khí cụ chỉnh nha cũng như đưa ra lộ trình điều trị phù hợp để sắp xếp răng về đúng vị trí, chuẩn khớp cắn.
Niềng răng giúp khắc phục tình trạng khớp cắn ngược hiệu quả
Khớp cắn ngược do hàm
Trong trường hợp khớp cắn ngược xảy tới là do xương hàm phát triển quá mạnh hay dị tật khe hở vòm miệng, bác sĩ sẽ chỉ định phỗ thuật hàm để khắc phục.
Khớp cắn ngược do cả răng và hàm
Nếu tình trạng móm xảy tới là do sai lệch từ cả răng và hàm, bác sĩ sẽ kết hợp niềng răng và phẫu thuật hàm để khắc phục triệt để. Theo đó, bạn sẽ được niềng răng trước để đưa răng sát khít và đều nhau, đảm bảo chuẩn khớp cắn cũng như khả năng ăn nhai. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để đưa hàm dưới sát khít với hàm trên. Phương pháp này chỉ áp dụng cho những đối tượng từ 18 tuổi trở lên. Bởi giai đoạnh này những dấu hiệu tăng trưởng xương hàm đã ngừng lại và sai lệch của khuôn mặt không còn tiếp tục.
Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để có giải đáp tốt nhất cho trường hợp của mình
Tuy nhiên, để đảm bảo có thể khắc phục hiệu quả tình trạng khớp cắn ngược, việc bạn cần là lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiên. Đội ngũ bác sĩ tay nghề cao cùng sự hỗ trợ của máy móc, trang thiết bị hiện đại là đảm bảo tốt nhất cho thành công khi điều trị khớp cắn ngược.
Gọi ngay