Thở bằng miệng – Mối nguy hại cho sức khỏe răng miệng của trẻ

Thói quen tưởng chừng như vô hại này lại là kẻ thù giấu mặt đe dọa tới sức khỏe răng miệng của trẻ. Hiểu rõ về tác hại của việc thở bằng miệng là cách tốt nhất để cha mẹ có biện pháp ngăn chặn và loại bỏ thói quen xấu này cho trẻ.

Thở bằng miệng khiến trẻ gặp rắc rối gì?

Trên thực tế thì thở bằng miệng không gây ảnh hưởng tới quá trình sinh hoạt của trẻ nên cha mẹ thường không lưu tâm. Nhưng thói quen này lại cực nguy hiểm. Theo chia sẻ của bác sĩ Veronique Benhamou, giám đốc nha chu học tại Đại học McGill (Montreal, Canada) thì thói quen thở bằng miệng có nhiều tác hại:

  • Hoạt động thở quyết định tới vị trí của xương hàm, lưỡi và đầu. Do đó, khi thay đổi cách thở sẽ khiến xương hàm và răng bị biến đổi dẫn tới việc ăn nhai hay cắn gặp khó khăn.
  • Để không khí dễ lưu thông thì lưỡi sẽ bị hạ thấp thay vì đặt ở vòm miệng. Vị trí của lưỡi cũng bị đẩy lên phía trước để hít được nhiều không khí hơn. Điều này sẽ gây ra các khó khăn khi nuốt thức ăn.
  • Hệ thống răng mặt bị thay đổi do khi thở bằng miêng, chúng ta vận động những cơ khác liên quan đến xương mặt. Vì thế khuôn mặt sẽ có xu hướng bị biến dạng như môi trên bị kéo lên cao và hàm dưới giữ ở tư thế mở.
  • Xương mặt thay đổi khiến khuôn mặt dài ra, mặt hẹp lại, tăng mặt phẳng hàm dưới, chiếc cằm nhỏ đi khiến các răng cửa không chạm nhau.
  • Xương hàm trên bị thu hẹp lại một hoặc hai bên, cắn chéo ở vùng răng hàm khi nhai. Lợi dễ bị viêm do vi khuẩn xâm nhập, hơi thở hôi, cười hở lợi mất thẩm mỹ.


Thở bằng miệng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng của trẻ
[/caption]

Việc thở bằng miệng không chỉ làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ khuôn mặt, sức khỏe răng miệng mà thói quen này còn không tốt cho phổi vì không có thời gian hấp thụ oxy, dẫn đén ngực và cột sống bị biến dạng. Cha mẹ cần quan sát bé thật kỹ để có hướng điều trị sớm cho trẻ, thay đổi thói quen không tốt này của bé.

Làm sao để khắc phục tình trạng thở bằng miệng?

Nghiên cứu cho thấy, tốc độ tăng trưởng của khối xương mặt nhanh nhất trong những năm đầu đời. 4 tuổi xương mặt đạt 60% kích thước trưởng thành. Và đến năm 12 tuổi, 90% sự tăng trưởng xương mặt đã hoàn thành. Khi bé có thói quen thở bằng miệng từ bé sẽ khiến những biến đổi trong hệ thống cơ xương hàm ngày càng nặng nề. Phát hiện và can thiệp kịp thời là cách tốt nhất để trẻ phát triển bình thường. Và đảm bảo cho trẻ có một sức khỏe răng miệng tốt nhất trong tương lai.


HTC ứng dụng công nghệ hiện đại để cho những chẩn đoán chính xác nhất về sức khỏe răng miệng của trẻ

Cha mẹ cần quan tâm tới thói quen và sinh hoạt cá nhân của trẻ. Đưa bé đi thăm khám nha khoa định kì để phát hiện kịp thời và có những dự phòng cho sức khỏe răng miệng của trẻ. Đặc biệt, khi cha mẹ thấy trẻ có những dấu hiệu dưới đây cần cho trẻ tới nha khoa thăm khám ngay để có biện pháp xử lý kịp thời:

  • 2 môi cách xa nhau, miệng ở tư thế mở
  • Các răng cửa dưới cụp vào trong
  • Thở sâu nhưng không thấy cánh mũi di động
  • Viêm lợi
  • Nói giọng mũi

Tại nha khoa HTC, quá trình thăm khám các bé sẽ được chụp phim để biết chính xác tình trạng răng miệng. Từ đó sẽ có các khí cụ giúp bé điều chỉnh sớm những thói quen này để có hàm răng thẳng đều trong tương lai.

Với đội ngũ các bác sĩ chuyên môn giỏi và giàu kinh nghiệm, HTC sẽ giúp chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề do thở bằng miệng gây ra.

Bài viết cùng chuyên mục