Răng hàm là gì? Những thắc mắc thường gặp khi trồng răng hàm

Cấu trúc răng ở người trưởng thành

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu những thắc mắc thường gặp khi trồng răng hàm, hãy giải đáp cấu trúc của răng nhé! Cấu trúc răng của người trưởng thành gồm 32 chiếc được phân chia như sau:

Cấu trúc răng người

  • 8 răng cửa gồm 4 răng cửa hàm trên và 4 răng cửa hàm dưới
  • 4 răng nanh với 2 răng nanh cho mỗi hàm
  • Răng hàm nhỏ (răng cối nhỏ) gồm 8 chiếc, 4 răng hàm trên và 4 răng hàm dưới
  • Răng hàm (răng cối) gồm 12 chiếc (bao gồm răng số 6, 7, 8). Với 6 chiếc mỗi hàm, trong đó răng khôn – răng số 8 cũng được coi là răng hàm.

Cách tính số thứ tự của răng: Bạn sẽ đếm từ vị trí răng của giữa ra hai bên. Ta sẽ có vị trí 1 cho 2 răng cửa giữa, vị trí số 2 cho 2 răng cửa bên và tương tự tới vị trí số 8 cho hai răng khôn.

Răng hàm là gì?

Răng hàm (răng cối) gồm răng hàm lớn và răng hàm nhỏ. Số thứ tự của các răng hàm sẽ là từ 4 – 8. Vì vậy, một người trưởng thành bình thường sẽ có tất thảy 20 chiếc răng hàm. Trong đó, răng hàm số 6 và số 7 là hai vị trí răng chúng ta cần hết sức quan tâm. Lý do vì đây đều là hai răng vĩnh viễn không trải qua quá trình thay răng sữa. Do đó, nếu không được chăm sóc cẩn thận những răng này sẽ rất dễ bị sâu và tổn hại sớm. Răng vĩnh viễn khi mất đi sẽ không thể mọc lại được.

Răng hàm là những răng nào

Răng hàm gồm hai phần: phần thân và phần chân răng. Phần thân răng là phần chúng ta có thể quan sát được, phần chân răng nằm sâu dưới lợi và gắn chặt vào xương hàm. Răng hàm có đặc điểm như sau: có mặt nhai lớn, có gờ rãnh. Chân răng hàm cơ từ 2 – 4 chân răng tùy thuộc vị trí răng.

Chức năng của răng hàm?

Lý do khiến chúng ta cần trồng răng hàm lại khi mất răng thật bởi răng hàm đóng vai trò rất quan trọng. Có thể kể đến như:

Chức năng của răng hàm là gì?

  • Răng hàm có chức năng chính nghiền nhỏ thức ăn. Từ đó, giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
  • Bảo vệ xương hàm và tạo nên tính hài hòa và sự cân đối cho cấu trúc khuôn mặt.
  • Việc phát âm cũng chịu rất nhiều ảnh hưởng từ xương hàm. Nếu giữa các răng có khoảng trống lớn sẽ khiến phát âm không được tròn vành rõ chữ.

Các nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất răng hàm

Hiện nay, có rất nhiều người trẻ gặp phải tình trạng mất răng hàm và phải đi trồng răng hàm mới. Vậy đâu là những nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất răng sớm?

Những nguyên nhân gây mất răng hàm

  • Vệ sinh kém: yếu tố vệ sinh răng miệng không tốt sẽ khiến răng bị sâu và bị phá hủy. Trong trường hợp xấu nhất, để đảm bảo sự an toàn cho xương hàm và các răng bên cạnh, các bác sĩ sẽ phải thực hiện thủ thuật loại bỏ răng hàm.
  • Yếu tố dinh dưỡng: Với xã hội ngày nay, khi đề cập tới việc thiếu dinh dưỡng thì hẳn nhiều bạn sẽ thấy khá phi lý. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn đang tồn tại. Nếu chế độ ăn của bạn không đảm bảo bổ sung canxi cho răng. Răng sẽ dễ bị giòn và vỡ.
  • Chế độ sinh hoạt: Việc thường xuyên ăn đồ ăn quá cứng, quá nóng hoặc lạnh sẽ khiến men răng dễ bị tổn hại. Về lâu dài, điều này sẽ ảnh hưởng tới tủy răng.
  • Bệnh lý: Một số người bị mắc các bệnh như: ung thư xương, cao huyết áp, tiểu đường…Trong một số trường hợp xấu bạn sẽ bị rụng răng sớm.
  • Tai nạn: Một số tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động sẽ khiến khuôn mặt bị va đập mạnh. Điều này dẫn tới việc chấn thương hàm và mất răng.

Những thắc mắc thường gặp khi trồng răng hàm

Trong bài viết kỳ này, Nha Khoa HTC sẽ bỏ qua phương pháp phục hình răng hàm bằng hàm giả tháo lắp. Vì đây là một phương pháp đơn giản, rẻ nhưng lại không giải quyết được triệt để những vấn đề như tiêu xương, chức năng nhai. Đây là những vấn đề phải đối mặt khi mất răng hàm. Nha Khoa HTC sẽ đi sâu vào phương pháp trồng răng Implant – đây là phương pháp phục hình hữu hiệu nhất hiện nay.

Thắc mắc 1: Trồng răng nguyên hàm là như thế nào?

Trồng răng nguyên hàm là trường hợp được các nha sĩ chỉ định khi hàm mất toàn bộ răng hoặc chỉ còn một số lượng răng ít. Với trường hợp này, các nha sĩ sẽ tiến hành loại bỏ nốt những vị trí răng còn lại. Khi hàm đã ổn định, các nha sĩ sẽ tiến hành cấy ghép Implant để phục hình hàm răng.

Trồng răng nguyên hàm Implant

Implant All on 4 và Implant All on 6 là hai phương pháp trồng Implant cho nguyên hàm phổ biến nhất hiện nay. Với hai phương pháp này, các bác sĩ sẽ cấy từ 4 hoặc 6 trụ Implant vào xương hàm. Và dựa trên những trụ hàm này, nha sĩ sẽ tiến hành trồng răng giả. Implant All on 6 là phương pháp toàn diện nhất, Với phương pháp này bạn sẽ có một hàm răng giả với các chức năng như một hàm răng thật. Tuy nhiên chi phí của phương pháp trồng răng hàm này sẽ rất cao.

Thắc mắc 2: Trồng răng hàm bị sâu là gì?

Phục hình răng hàm bị sâu hỏng

Đối với trường hợp răng hàm sâu, không nhất thiết trường hợp nào nha sĩ cũng sẽ buộc bạn phải nhổ và trồng răng giả. Trong trường hợp răng sâu, ổ viêm nặng hoặc răng sau khi chiết tủy bị yếu và vỡ. Với những trường hợp này, các nha sĩ sẽ tư vấn về việc lợi bỏ răng hàm bị sâu. Điều này sẽ ngăn ngừa ổ viêm không lan rộng, gây hư hại cho những răng bên cạnh.
Để đảm bảo chức năng nhai, tránh tiêu xương hàm và đảm bảo thẩm mỹ, bạn có thể cân nhắc việc phục hình răng hàm bằng cách trồng răng hàm bị sâu mới.

Thắc mắc 3: Tại sao nên trồng răng hàm số 6?

Tại sao nên trồng lại răng số 6

Răng hàm số 6 hay còn được biết với tên gọi là răng cấm. Đây không chỉ là chiếc răng đảm bảo chức năng nhai chính. Chân răng hàm số 6 còn có sự kết nối mặt thiết trong xoang hàm. Vì vậy, việc bảo tồn răng hàm số 6 là một điều hết sức quan trọng. Do đó, trong một số trường hợp mất đi răng hàm số 6, các bác sĩ sẽ tư vấn bạn nên trồng răng thay thế để đảm bảo chức năng nhai. Đồng thời ngăn ngừa trường hợp các răng bên cạnh thiếu điểm tựa và bị lệch.

Thắc mắc 4: Có cần thiết phải trồng răng hàm số 7?

Có cần thiết phải trồng lại răng số 7

Bên cạnh răng hàm số 6, răng hàm số 7 cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc nghiền nát thức ăn. Với một số trường hợp răng khôn (răng số 8) mọc lệch và bị loại bỏ thì răng số 7 chính là chiếc răng cuối cùng của hàm. Nếu hàm mất đi răng số 7, về lâu dài hàm sẽ xuất hiện tình trạng tụt nướu, xương răng bị tiêu biến. Đồng thời, các răng còn lại sẽ bị mất điểm tựa và xô lệch. Điều này sẽ ảnh hưởng tới sự cân đối của khuôn mặt. Vì vậy, theo khuyến cáo của các bác sĩ, nếu trong trường hợp mất răng số 7, bạn nên tiến hành trồng răng số 7 thay thế.

Thắc mắc 5: Trồng răng hàm có đau không?

Trồng răng hàm có đau không? Đây chắc chắn là thắc mắc của rất nhiều độc giả khi tìm hiểu về vấn đề này. Câu trả lời: chắc chắn đau. Trong quá trình thực hiệu tiểu phẫu trồng Implant, có lẽ bạn sẽ không cảm thấy đau do sự hỗ trợ của thuốc tê. Tuy nhiên, đau và ê buốt hậu phẫu là điều không thể tránh khỏi. Tuy cấy ghép Implant không có quá nhiều rủi ro, nhưng để thực hiện một cách an toàn và trơn tru. Thủ thuật này đòi hỏi rất nhiều ở tay nghề và chuyên môn của bác sĩ. Vì vậy, bạn cần lựa chọn các địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện thủ thuật này. Đã có rất nhiều trường hợp “tiền mất nhưng tật vẫn mang”. Do đó, hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định nhé!

Hy vọng với câu trả lời trong bài viết kỳ này, Nha Khoa HTC đã giúp bạn giải đáp được phần nào những thắc mắc về thủ thuật trồng răng hàm. Nếu bạn muốn tư vấn thêm về thủ thuật này hãy liên hệ với chúng tôi qua website: https://nhakhoahtc.vn . Với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn và thâm niên, chúng tôi chắc chắn sẽ không làm bạn phải thất vọng!

 

 

Bài viết cùng chuyên mục