Quy Trình Trồng Răng Giả Bằng Kỹ Thuật Cấy Ghép Implant

Để tránh được những điều trên, các bác sĩ và chuyên gia luôn khuyên bệnh nhân nên tiến hành trồng răng giả phục hồi bằng kỹ thuật cấy ghép implant, vì đây được xem là phương pháp tối ưu nhất trong các phương pháp trồng răng giả.

1. Cấy ghép implant là gì?

Ngày nay, khi nhắc đến cụm từ cấy ghép implant thì hầu như mọi người đều đước nghe nói đến, nhưng thật sự bản chất của cấy ghép implant là gì thì không phải ai cũng có thể hiểu được.

Cấy ghép implant là một kỹ thuật trồng răng giả trong lĩnh vực nha khoa, dùng để phục hồi lại răng bị mất đi 1 chiếc, hoặc nhiều chiếc răng với tiêu chí cứ mất đi một răng sẽ có 1 trụ implant thay thế.

Một răng implant có cấu tạo gồm 3 phần:

- Trụ titan: được làm từ hợp chất titanium nên hoàn toàn lành tính với cơ thể con người, nó có chức năng như một chân răng dùng để giúp răng giả trở nên vững chắc hơn trong xương hàm.

- Khớp nối abutment: là một khớp nối có 2 đầu dùng để nối cố định trụ titan và mão răng sứ ở bên trên, khớp nối này đóng vai trò như một thân răng để nâng đỡ mão răng.

- Mão răng sứ: có hình dáng, màu sắc hoàn toàn giống với những chiếc răng thật xung quanh, giúp phục hồi lại tính thẩm mỹ cho cả hàm răng cũng như phục hồi lại chức năng ăn nhai. Răng sứ này được làm từ nhiều vật liệu khác nhau tùy theo sự lựa chọn của bệnh nhân.

Kỹ thuật trồng răng giả bằng cấy ghép implant là cách mà các bác sĩ sẽ đưa trụ titan vào vùng xương hàm nơi răng bị mất, sau một thời gian chờ cho trụ titan này tích hợp được với xương hàm thì khớp nối abutment được đặt lên. Khớp nối này sẽ giúp nối trụ titan với mão răng bên trên tạo thành một chiếc răng hoàn chỉnh.

2. Quy trình trồng răng implant

Quá trình trồng răng implant đạt chuẩn quốc tế phải có đầy đủ các bước quy trình cơ bản như sau:

Bước 1: Thăm khám tổng quát và chụp X – Quang

Đây được xem là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất, việc thăm khám, kiểm tra tổng quát sẽ giúp bác sĩ hiểu được tình trạng sức khỏe của bệnh nhân có phù hợp cho việc cấy implant hay không.

Chụp phim X – Quang sẽ giúp bác sĩ kiểm tra cấu trúc xương hàm, chiều cao của xương như thế nào… đó là căn cứ để các bác sĩ có thể đưa ra những chẩn đoán chi tiết cũng như lên phát đồ điều trị cho chính xác.

Bước 2: Vệ sinh răng miệng

Trước khi cho bệnh nhân bắt đầu cấy ghép, thì bác sĩ phải hướng dẫn cho bệnh nhân vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ để tránh tình trạng bị nhiễm trùng trong quá trình cấy ghép.

Bước 3: Tiến hành cấy ghép răng implant

Để hạn chế mức đau đớn trong quá trình cấy ghép implant đến mức tối thiểu nhất, bác sĩ sẽ cho gây tê tại vùng cần cấy, còn đối với trường hợp bệnh nhân cấy nhiều trụ hoặc nguyên hàm thì phải gây mê và quá trình thực hiện được làm tại các bệnh viện lớn.

Sau khi gây tê hoặc gây mê, bác sĩ sẽ bắt đầu tiến hành quá trình bóc tách niêm mạc để lộ ra phần xương hàm. Một mũi khoan y tế với đúng kích thước chuẩn của trụ implant được chọn sẽ được sử dụng để khoan vào xương hàm.

Tiếp theo đó, trụ implant sẽ được đặt vào đúng vị trí lỗ khoan vừa mới hình thành.

Sau đó, các bác sĩ sẽ cho khâu lại phần niêm mạc đã bị tách ra từ lúc đầu. Bệnh nhân sẽ được cho về nhà và hẹn tái khám vào 1 tuần sau cấy để kiểm tra nơi đặt implant và cắt chỉ.

Bước 4: Gắn khớp nối abutment và mão răng sứ

Sau khi chờ sự tích hợp xương của implant từ 3 đến 6 tháng, bệnh nhân sẽ được hẹn đến để gắn khớp nối và phục hình răng sứ bên trên. Đây là một thủ thuật nhỏ được thực hiện để nối phần trung gian (abutment) vào implant, trên đó răng sứ sẽ được gắn vào và việc ăn nhai có thể được bắt đầu trở lại như một răng thật.


Quá trình cấy ghép răng implant sau khi trải qua 4 bước cơ bản đã được xem là hoàn tất, tuy nhiên, sau khi cấy implant thì bệnh nhân cũng nên đến tái khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra răng implant nhằm bảo đảm răng giả không có vấn đề gì, và không gây ảnh hưởng đến bệnh nhân.

Bài viết cùng chuyên mục