Những trường hợp nào không nên niềng răng?

Mắc các bệnh răng miệng

Nếu bạn đang mắc các bệnh răng miệng như viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu… thì hãy điều trị chúng trước khi niềng răng. Thực chất, đối với những trường hợp sâu răng nhẹ, bạn vẫn có thể tiến hành chỉnh nha vì hệ thống mắc cài vẫn có thể tự tạo ra lực dịch chuyển răng, kể cả răng sâu về vị trí mong muốn. 

Tuy nhiên, theo những chuyên gia nha khoa, tốt nhất bạn vẫn nên điều trị những bệnh răng miệng như sâu răng hay viêm nha chu trước khi thực hiện phương pháp này.

Sâu răng ảnh hưởng thế nào đến quá trình niềng răng?

Hãy điều trị sâu răng trước khi tiến hành niềng răng
Hãy điều trị sâu răng trước khi tiến hành niềng răng

  • Răng sâu vốn đã yếu và có nguy cơ đã ảnh hưởng đến tủy răng. Do đó, việc tiến hành niềng răng sẽ tác động lực lên răng sâu có thể khiến răng bị hỏng vĩnh viễn.
  • Vì răng sâu yếu hơn răng bình thường nên khả năng chịu lực tác động từ các mắc cài rất thấp. Việc này sẽ ảnh hưởng không tốt đến tiến trình dịch chuyển của các răng còn lại khiên cho kết quả của quá trình chỉnh nha không như mong đợi.
  • Quá trình này thường kéo dài khoảng 1- 3 năm. Khoảng thời gian đó đủ để răng sâu phát triển mạnh và lây lan sang các răng lân cận. Và khi niềng răng, việc đeo mắc cài cũng khiến bạn khó có thể vệ sinh kỹ lưỡng răng miệng làm tình trạng răng miệng tồi tệ hơn.

Viêm nha chu ảnh hưởng thế nào đến quá trình niềng răng?

Việc niềng răng khiến tình trạng viêm nha chu trở nên trầm trọng hơn
  • Viêm nha chu là khi nướu đang trong tình trạng viêm nhiễm kéo dài và chịu nhiều thương tổn. Thời điểm đó, nướu có xu hướng tách rời khỏi chân răng, răng không còn chỗ bám trở nên lung lay. Và dưới tác động của lực kéo trong quá trình niềng răng sẽ khiến răng dễ bị gãy rụng.
  • Khi bạn đang gặp vấn đề viêm nha chu, hơi thở thường có mùi hôi nặng hơn vì nồng độ vi khuẩn cao, tích tụ nhiều ở các kẽ và chân răng. Do vậy, việc đeo niềng sẽ gây khó khăn trong việc vệ sinh, tạo điều kiện cho mảng bám hóa thành vôi răng, khiến cho tình trạng răng thêm nghiêm trọng.
  • Thậm chí, việc bạn quyết định chỉnh nha trong tình trạng viêm nha chu khiến cơn đau nhức nướu tăng thêm gấp bội.

Chính vì vậy, hãy kiểm tra sức khỏe răng miệng trước khi thực hiện phương pháp thẩm mỹ nha khoa này để đảm bảo quá trình chỉnh nha của bạn không bị ảnh hưởng. Khi đó, không những niềng răng thất bại mà bạn còn phải chịu nhiều ảnh hưởng không tốt về mặt sức khỏe và tâm lý.

Trồng răng giả, răng bọc sứ

Có nhiều trường hợp bạn phải trồng răng giả hay bọc sứ, như răng bị gãy, vỡ do va đập, chấn thương. Hay trường hợp mất răng lâu ngày phải trồng răng implant, cầu răng sứ… 

Đây là những dịch vụ nha khoa giúp bạn khắc phục những khiếm khuyết trên cung hàm hiệu quả, mang tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, nếu bạn sở hữu một hay nhiều chiếc răng sứ, răng giả thì có thể tiến hành phương pháp chỉnh nha thông thường hay không? Đây có lẽ cũng là thắc mắc của nhiều người đang muốn tìm lời giải đáp.

Câu trả lời còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, có trường hợp bọc sứ vẫn niềng răng được nhưng lại có trường hợp lại không. 

Bọc răng sứ, răng giả ảnh hưởng thế nào đến quá trình niềng răng?

Bọc răng sứ gây ảnh hưởng đến quá trình niềng răng
Bọc răng sứ gây ảnh hưởng đến quá trình niềng răng

Theo các chuyên gia nha khoa, răng sứ có độ bóng nên không có độ bám dính tốt như răng thật. Vậy nên việc gắn keo để cố định mắc cài trên răng rất khó thực hiện. Thêm một điều cần phải lưu ý nữa là, không phải lúc nào cùi răng thật và răng sứ cũng đồng bộ với nhau. Lực kéo chủ yếu tác động lên thân răng sứ có thể khiến răng sứ bị rơi ra khỏi cùi răng thật.

Điều này ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình chỉnh nha cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, cùi răng thật còn có thể bị ê buốt, đau nhức nếu lớp sứ không ôm sát vào cùi răng, khiến bạn cảm thấy khó chịu. Vì vậy, hãy tiến hành thăm khám tại các cơ sở nha khoa để bác sĩ tư vấn xem bạn có nên niềng răng hay không, nếu đang có răng giả, răng sứ.

Hiện nay, có một giải pháp chỉnh nha có thể thích hợp cho những bạn đang có răng sứ thẩm mỹ cả hàm,  đó là dùng máng trong suốt invisalign. Khác với niềng răng mắc cài cổ định, máng trong suốt invisalign dùng các khay nhựa trong suốt tháo lắp dễ dàng. Vì vậy có thể bảo vệ được bề mặt răng sứ, bạn thậm chí không phải làm lại hoặc làm lại rất ít răng sứ sau niềng. Niềng với máng invisalign răng cũng di chuyển như răng thật do khay niềng ôm sát thân răng. 

Mắc bệnh lý nguy hiểm

Đối với những người mắc một số bệnh lý toàn thân nguy hiểm như: động kinh, tâm thần, tim mạch, bệnh tiểu đường hay những bệnh ác tính như ung thư máu… thì tuyệt đối không nên chỉnh nha.

Không nên niềng răng nếu bạn đang mắc các bệnh lý nguy hiểm như tim mạch
Không nên niềng răng nếu bạn đang mắc các bệnh lý nguy hiểm như tim mạch

Vì ở những người này, khả năng miễn dịch kém nên việc xử lý vấn đề ở răng có thể tạo ra vết thương khó liền, dễ gây nhiễm trùng nặng. Lý do bởi sự căng thẳng đau đớn trong quá trình thực hiện, điều trị có thể gây chứng khó thở, tim đập mạnh, suy tim, hay khiến người bệnh tái phát cơn động kinh bất kỳ lúc nào.

Chính vì vậy mà việc trực tiếp thăm khám hay hỏi ý kiến nha sĩ trước khi quyết định niềng răng là điều rất cần thiết. Khi khám bạn cũng cần nói rõ với nha sĩ về tình trạng sức khỏe cũng như răng miệng của bản thân để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

 

Bài viết cùng chuyên mục