Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm nướu răng

Viêm nướu răng là gì?

Viêm nướu răng (hay viêm lợi) là tình trạng các mô mềm bao quanh ổ xương răng và răng không khỏe, xuất hiện các vết sưng đỏ, có mảng bám và rất dễ chảy máu ở nướu.

Có hai dạng viêm nướu là viêm nướu chân răng và viêm nha chu. Viêm nướu là tình trạng răng bị viêm nhẹ, khi tiến triển nặng do không được chăm sóc đúng cách sẽ được gọi là viêm nha chu.

Trên thực tế, viêm nướu cùng với bệnh nha chu là hai bệnh viêm chính ảnh hưởng đến nha chu (các mô nâng đỡ và bao quanh răng). Bệnh nha chu có liên quan đến các biến chứng toàn thân, chẳng hạn như bệnh tim, tiểu đường, đột quỵ, bệnh hô hấp, loãng xương và sinh non. 
Viêm nướu răng

Dấu hiệu và triệu chứng của viêm nướu răng

Bệnh viêm nướu thường ít khi gây đau nên nhiều người bệnh có thể bị viêm mà không biết. Dưới đây là các dấu hiệu và triệu chứng viêm lợi có thể xảy ra:

  • Nướu mềm, sưng húp
  • Lợi teo nhỏ
  • Nướu dễ chảy máu khi sử dụng bàn chải hoặc chỉ nha khoa, có thể thấy màu đỏ hoặc hồng trên bàn chải hoặc chỉ nha khoa
  • Màu nướu răng thay đổi từ màu hồng sang màu nâu đỏ sẫm
  • Có thể bị loét miệng thường xuyên
  • Hơi thở có mùi khó chịu
  • Đau khi nhai

Nếu viêm nướu không được điều trị, nó có thể dẫn đến sự lan rộng của mô cơ và xương (nha chu) và dẫn đến mất răng.

Nguyên nhân dẫn đến viêm nướu răng?

Nguyên nhân chính gây nên viêm nướu chân răng là do sự tích tụ mảng bám vi khuẩn trên răng và bên dưới vùng nướu. 

Khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu, mảng bám có thành phần chủ yếu là vi khuẩn sẽ hình thành trên răng. Nếu mảng bám không được loại bỏ trong hơn hai đến ba ngày, nó sẽ hình thành cao răng (vôi răng). Từ đó, mảng bám và cao răng là điều kiện thuận lợi kích thích vi khuẩn phát triển gây viêm nướu.
Răng

Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân gây bệnh viêm nướu chân răng khác như: 

  • Sử dụng thuốc lá dẫn đến viêm nướu
  • Thay đổi nội tiết ở phụ nữ mang thai hoặc sau sinh
  • Một số bệnh như tiểu đường, ung thư, … làm suy giảm hệ miễn dịch cũng dẫn đến viêm lợi
  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm,… là nguyên nhân làm giảm tiết nước bọt (thành phần có vai trò làm sạch vi khuẩn), tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Hiểu rõ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh sẽ giúp tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

Phương pháp điều trị viêm nướu răng

Người bị viêm lợi nên đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Điều trị viêm lợi sớm giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, làm việc. 

Bạn không cần phải lo lắng về việc viêm nướu chân răng uống thuốc gì. Tùy vào tình trạng viêm lợi của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ tư vấn phương án điều trị phù hợp, đạt kết quả tốt nhất.

  • Viêm nướu nhẹ, sưng đỏ vùng nướu: Người bệnh nên vệ sinh răng miệng bằng cách cạo vôi răng để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn. Sau đó, cần tuân thủ các chỉ định, chăm sóc răng miệng đúng cách để ngăn chặn tình trạng viêm lợi xuất hiện.
  • Nướu bị sưng có mủ: Mủ tiềm ẩn nguy cơ gây viêm tủy ngược dòng, sâu răng, mất răng nên bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định điều trị bằng phương pháp cạo vôi răng hoặc dùng thuốc kháng sinh. Lưu ý: Bệnh nhân không được tự ý chọc, chọc, sờ vào mủ hoặc bôi thuốc mà phải có sự hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.
  • Viêm lợi do mọc răng khôn: Sau khi thăm khám tổng quát, bệnh nhân sẽ được tư vấn nhổ răng khôn kịp thời để không ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.
  • Viêm nha chu) khiến răng lung lay, có nguy cơ mất răng vĩnh viễn. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ phần nha chu bị tổn thương, ghép nướu để tránh làm mất răng. Đối với trường hợp mất răng vĩnh viễn, bác sĩ sẽ khuyên bạn thực hiện phục hình răng sứ như: Cầu răng sứ hoặc Implant để đảm bảo ăn nhai, thẩm mỹ và phát âm.

Răng

Viêm nướu răng ở trẻ em

Trẻ bị viêm lợi thường có những vết loét nhỏ (đường kính khoảng 1 đến 5mm), màu xám hoặc hơi vàng ở giữa và đỏ quanh mép. Mức độ nghiêm trọng và vị trí của vết loét phụ thuộc vào loại vi-rút gây ra viêm nướu.

Bé có thể bị lở loét trên lợi, mặt trong má, sau miệng, hoặc trên amidan, lưỡi, hoặc vòm miệng mềm. Nướu của bé có thể bị viêm và dễ chảy máu.

Vì vết loét có thể rất đau nên trẻ dễ cáu gắt, chảy nước dãi nhiều hơn bình thường và không muốn ăn uống nhiều. Trẻ cũng có thể bị hôi miệng và sốt cao (lên đến 40 độ C), các hạch ở hai bên cổ có thể sưng to và mềm. 

Nhiều ông bố bà mẹ băn khoăn không biết trẻ bị viêm nướu răng uống thuốc gì. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy những triệu chứng này ở trẻ, cách tốt nhất là hãy gọi cho bác sĩ chuyên khoa.

Tóm lại, bạn nên kiểm tra răng miệng thường xuyên để xác định các dấu hiệu của viêm nướu, sâu răng hoặc các bệnh lý răng miệng khác có thể gây ra các biến chứng cho răng miệng nói riêng và toàn cơ thể nói chung. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đến gặp nha sĩ ngay khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của bệnh viêm lợi.

 

Bài viết cùng chuyên mục