Mẹo giảm đau răng hiệu quả mà bạn cần biết

1. Các nguyên nhân gây đau răng

Sâu răng là tình trạng phổ biến nhất dẫn đến đau răng ở hầu hết người lớn và trẻ em. Vi khuẩn trong miệng sinh sôi, phát triển trên mảng bám nhờ đường từ thức ăn. Các vi khuẩn này tạo nên một hệ thống mảng bám vững chắc trên bề mặt răng. Quá trình phát triển của chúng sản sinh ra axit làm hòa tan lớp men răng cứng chắc, hình thành nên các lỗ sâu. Các dấu hiệu đầu tiên khi sâu răng có thể là : đau nhạy cảm khi ăn đồ ngọt, nóng lạnh. Đôi khi bạn sẽ thấy những đốm trắng hoặc đen trên bề mặt răng.

Một số nguyên nhân khác có thể gây đau răng như:

  • Nhồi nhét thức ăn ở kẽ răng, đặc biệt là những vùng răng thưa.
  • Viêm nhiễm vùng chóp răng hoặc nướu răng
  • Rơi, hở miếng trám cũ.
  • Chấn thương răng do va chạm hoặc nghiến răng.
  • Nứt vỡ thân, chân răng.
  • Mọc răng: ở người lớn, quá trình mọc răng khôn phải xuyên qua lớp nướu dày xơ hóa thường rất đau. Nếu không đủ chỗ hoặc mọc kẹt, lợi trùm cũng gây đau.
  • Nhiễm trùng xoang hàm cũng có thể gây đau ở các răng cối hàm trên.

2. Mẹo cứu nguy khi bị đau răng hiệu quả

Khi gặp những cơn đau răng, tốt nhất nên đến khám nha sĩ để tìm và điều trị đúng nguyên nhân. Tuy nhiên trong một số trường hợp không kịp đến nha sĩ, bạn có thể tham khảo các cách giảm đau răng sau:

2.1. Nước muối

Chúng ta thường nghe về một số tác động tiêu cực của muối khi đi vào cơ thể chúng ta như làm tăng huyết áp. Tuy nhiên, muối cũng rất có ích và thực sự cần thiết cho cơ thể của chúng ta. Một trong những lợi ích mà muối có thể mang lại là làm giảm bớt sự tê buốt, đau nhức của răng.

nuoc muoi

Bạn có thể chuẩn bị nước muối khá dễ dàng: lấy ​​hai đến ba muỗng cà phê muối cho vào một ly và đổ một ít nước ấm vào. Sau đó ngậm hỗn hợp trong khoảng 15 phút. Bạn không nên nuốt nước muối, mà chỉ súc miệng để nước muối tràn qua các kẽ răng và nướu. Biện pháp khắc phục này không tốn kém nhưng lại được coi là một trong những cách hữu ích và hiệu quả để điều trị đau răng.

2.2. Nước oxy già (3%)

Nước oxy già có thể tiêu diệt vi khuẩn và giúp bạn thoát khỏi sự khó chịu khi bị đau răng. Bạn có thể mua nước oxy già trong bất kỳ cửa hàng dược phẩm địa phương nào. Chất lỏng này cũng có thể tạm thời làm răng bớt đau. Tuy nhiên, nước oxy già chỉ dùng để súc miệng, bạn nên nhổ ra và súc lại bằng nước sạch 3 đến 4 lần.

2.3. Lựa chọn thực phẩm phù hợp

Bạn nên tìm hiểu các thực phẩm gây đau răng để có những biện pháp phòng ngừa thích hợp. Tuy nhiên, phải làm gì khi răng bạn đang bị đau? Bạn không thể quay trở lại thời gian khi bạn ăn bất cứ thứ gì bạn muốn mà không cần phải lo lắng, nhưng bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa đau đớn hơn nữa bằng cách nói lời tạm biệt với một số loại thực phẩm và đồ uống không tốt cho răng.

Chuyên gia nha khoa cũng khuyên bạn nên tránh những thức ăn và đồ uống quá lạnh hoặc quá nóng. Nếu răng của bạn là loại nhạy cảm, nhiệt độ quá cao có thể khiến răng đau nhức hơn. Vì vậy, bạn không nên ăn sôcôla nóng hoặc uống nước đá cho đến khi cơn đau biến mất.

Bạn nên tránh nhai kẹo cứng và bỏng ngô cũng như những thực phẩm có thể gây tổn thương cho răng của bạn vì bạn sẽ có thể còn đau đớn hơn rất nhiều. Xem xét những gì bạn ăn thật cẩn thận là rất quan trọng vì nó phần nào giúp bạn ngăn ngừa đau răng

2.4. Mát xa bàn tay với viên đá

Giải pháp để giảm đau răng có thể là ở bàn tay của bạn, không phải trong miệng của bạn. Nếu bạn không tin điều này, bạn có thể thử bằng cách cọ xát một viên đá trên tay giữa ngón cái và ngón trỏ để giúp giảm cảm giác tê buốt của răng.

Bàn tay được coi như là một điểm tương tác với những cơn đau từ nhiều vùng của cơ thể. Nhiều nhà nghiên cứu nói rằng mát xa tay bằng nước đá là một trong những biện pháp khắc phục hiệu quả cho tình trạng đau răng bằng cách gây ra các tín hiệu lạnh lấn áp các tín hiệu đau.

Bạn có thể thử điều trị cách phi truyền thống này bằng cách cọ xát viên đá qua các ngón tay trong năm hay bảy phút. Hãy nhớ rằng bạn cần phải tập trung vào bàn tay của bạn và xát cùng bên với chiếc răng đau.

Bạn cũng có thể làm giảm cảm giác đau răng bằng cách đặt viên đá trong miệng. Thậm chí bạn có thể áp một túi nước đá vào má nơi gần chiếc răng đau để giảm đau buốt. Bạn nên cố gắng làm việc đó nhiều lần cho đến khi cơn đau của bạn đỡ hơn.

2.5. Súc miệng

Bên cạnh việc súc miệng bằng nước ấm, bạn nên chải răng thường xuyên sau khi ăn nếu răng bạn đang bị đau. Đánh răng là cách đơn giản nhưng vô cùng hữu ích trong việc bảo vệ răng và ngăn ngừa sâu răng. Bạn nên sử dụng bàn chải mềm để loại bỏ thức ăn thừa, giúp chải sạch răng và tranh gây tổn thương cho răng và lợi. Thức ăn thừa bám lại trên răng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau răng. Tuy nhiên, nếu chải răng không đủ để lấy hết thức ăn thừa trên răng bạn nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng của mình.

Suc mieng

2.6. Hạt tiêu và muối

Hỗn hợp hạt tiêu và muối được coi là phương pháp hữu hiệu trị đau răng. Chỉ cần lấy một lượng bằng nhau và thêm một ít nước rồi trộn đều, sau đó bôi vào chỗ răng đau, cơn đau của bạn sẽ sớm chấm dứt. Điều quan trọng là bạn cần làm phương pháp này thường xuyên cho đến khi răng của bạn hoàn toàn hồi phục.

2.7. Ngậm giấm

Giấm rất có lợi trong việc tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, giúp chăm sóc răng miệng rất tốt. Hãy thử sử dụng nước giấm bằng cách ngậm một miếng bông với giấm hàng ngày trước khi đi ngủ hoặc sau khi thức dậy vào buổi sáng.

2.8. Xử lý bằng florua

Bạn có thể sử dụng florua khi răng chớm bị đau để bảo vệ răng và làm cho men răng trắng sáng. Bạn chỉ mất 3 đến 5 phút để nhỏ dung dịch florua vào chiếc răng đau, cơn đau sẽ dịu nhanh chóng.

2.9. Hạn chế thực phẩm chứa axit phytic

Theo các nha sĩ, các loại thực phẩm có chứa nhiều axit phytic là các loại hạt, ngũ cốc, đậu, có tác động tiêu cực đến răng và xương. Loại axit này ức chế sự hấp thụ phốt pho cùng với các khoáng chất khác như magiê, canxi, kẽm và sắt. Vì vậy, răng của bạn sẽ bị yếu đi, tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công. Để ngăn chặn tình trạng này xảy ra, hãy giảm lượng tiêu thụ các loại thực phẩm trên.

2.10. Sử dụng loại kem đánh răng tốt

Đánh răng thường xuyên là việc làm rất quan trọng để giảm đau răng. Trên thực tế, sử dụng kem đánh răng quá lâu và không phù hợp có thể gây đau răng. Bạn nên chọn kem đánh răng nhẹ dịu và thay đổi loại kem đánh răng thường xuyên. Ngoài ra, bạn cần thay thế bàn chải sau 3 tháng sử dụng để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Kem đánh răng

2.11. Rượu

Rượu là phương thuốc rất hữu ích để điều trị đau răng. Bạn có thể súc một chút rượu vodka hay uýt -xki, các triệu chứng tê buốt và đau nhức sẽ giảm đáng kể. Rượu giống như một loại nước súc miệng cực mạnh và bạn có thể tin tưởng vào phương pháp này.

2.12. Thuốc muối (baking soda)

Mọi người thường sử dụng baking soda trong việc cải thiện làn da, tóc và sức khỏe. Baking soda được sử dụng để chữa một số bệnh thông thường bao gồm cả đau răng. Bạn có thể sử dụng một miếng gạc bông và nhúng nó trong baking soda rồi chấm vào khu vực bị ảnh hưởng. Hay bạn có thể trộn một ít nước ấm với baking soda rồi lấy hỗn hợp để súc miệng.

2.13. Cắn một miếng bông ngâm dầu đinh hương

Trong tất cả các phương pháp chữa đau răng tại nhà, dầu đinh hương là phương thuốc tốt nhất. Dầu đinh hương có tính kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống viêm, và thậm chí có thể gây mê, giúp giảm đau và chống nhiễm trùng hiệu quả. Nhiều chuyên gia nha khoa cũng khuyên các bệnh nhân sử dụng dầu đinh hương để điều trị tại nhà.

Dầu chiết xuất từ ​​nụ đinh hương có đặc tính giảm đau tự nhiên. Bạn có thể tìm thấy dầu đinh hương này tại nhiều nhà thuốc. Khi bạn sử dụng dầu đinh hương, bạn cần ngâm một miếng bông và đặt vào vùng sưng trong miệng của bạn, sau đó nhẹ nhàng cắn xuống.

Đừng lo lắng nếu bạn nuốt một chút dầu đinh hương vì dầu này rất an toàn. Tuy nhiên, nó có thể đốt cháy nướu răng của bạn, do đó, bạn không nên nuốt nhiều dầu đinh hương. Chất làm giảm đau này có nhiều lợi ích khác như ngăn ngừa sâu răng và thậm chí làm giảm hôi miệng.

3. Các trường hợp đau răng nên gặp nha sĩ để điều trị

Nếu bạn đau răng nhiều hoặc tình trạng bệnh lý răng trở nên nặng, bạn cần đến khám nha sĩ để được điều trị ngay. Nhiều trường hợp đau cần có sự theo dõi. Trong lúc chờ đợi để khám có thể dùng thuốc giảm đau tạm thời.

Bạn nên đi khám ngay khi có những triệu chứng sau:

  • Sốt
  • Khó nuốt, khó thở.
  • Ho ra máu.
  • Cơn đau kéo dài 1-2 ngày
  • Sưng ở vùng hàm hoặc mặt có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng lan rộng
  • Đau khi cắn
  • Nướu đỏ bất thường
  • Có vị lạ trong miệng
  • Có mủ
Ngoài ra, để có được hàm răng luôn khỏe mạnh và đẹp, bạn hãy đến Nha Khoa HTC để được chăm sóc và tư vấn bạn nhé !








Bài viết cùng chuyên mục