MẤT RĂNG LÂU NĂM CÓ TRỒNG ĐƯỢC IMPLANT HAY KHÔNG

Mất răng bao lâu được coi là lâu năm?

Mất răng khoảng 3-4 năm thì coi là lâu. Đứng trên phương diện cấy ghép implant để xác định, cho nên đo đạc lượng khối lượng xương bao nhiêu thì sẽ là chỉ số quan trọng hơn là mất răng trong thời gian bao nhiêu lâu. Có nhiều bệnh nhân xương họ dày, cho dù họ mất răng 5 – 10 năm, vẫn đủ thể tích xương cho việc cấy implant. Vậy thì lúc này những hậu quả của việc mất răng và trì hoãn điều trị quá lâu không còn là vấn đề lớn về phương diện phẫu thuật nữa.

Điều quan trọng là các bạn cần được kiểm tra xem xương hàm có bị tiêu nhiều hay không, các răng vùng mất răng có bị nghiêng đổ nhiều hay không. Sẽ có những tình huống có thể xảy ra bao gồm:

+ Khả năng thứ 1: Xương vẫn đủ, các răng không bị nghiêng hay xô lệch nhiều

+ Khả năng thứ 2: Xương đủ, tuy nhiên các răng bị xô lệch, trồi nhiều

+ Khả năng thứ 3: Xương bị tiêu đi nhiều, đòi hỏi phải ghép xương, răng không bị đổ, không bị nghiêng

+ Khả năng thứ 4: Xương tiêu đi nhiều, các răng bị xô lệch nhiều

Từ sự phức tạp và không thể dự đoán được của hậu quả mất răng, chúng tôi muốn nhấn mạnh lại 1 lần nữa tầm quan trọng của việc lên kế hoạch trồng răng sớm.

Hậu quả của việc mất răng lâu năm?

Tiêu xương: Sau khi nhổ răng thì xương hàm sẽ bị tiêu đi nhanh chóng. Tốc độ tiêu xương hàm thì sẽ tùy thuộc vào từng người, từng vị trí. Trong năm đầu tiên, nhổ răng xương sẽ tiêu đi khoảng 25% và tiếp tục tiêu ở các năm tiếp theo, đến khoảng 3 – 4 năm thì xương hàm tiêu đi 40 – 60%.

Đổ răng, trồi răng: Vị trí bên cạnh khoảng mất răng sẽ nghiêng vào khoảng trống. Đặc biệt là các răng phía sau. Các răng trên thì trồi xuống dưới. Lâu dần thức ăn sẽ bị nhồi nhét, gây sâu răng vùng này. Vận động khớp hàm cũng gặp nhiều cản trở, và tạo ra sự gài khớp kiểu răng lược, làm giảm chất lượng ăn nhai.

Viêm tủy, viêm nướu: Trường hợp mất răng không phục hồi và không được chữa tủy sẽ dẫn tới tình trạng viêm nướu và tủy dẫn tới đau nhức, sưng tấy tái đi tái lại nhiều lần. 

Mất răng lâu năm có trồng lại được không?

Trước đây với những trường hợp mất răng lâu năm tiêu xương nặng hay răng nghiêng đổ nặng thì không thể chọn giải pháp trồng răng implant. Tuy nhiên hiện nay với những tiến bộ về vật liệu, kỹ thuật thì vẫn có những giải pháp điều trị bổ sung để khôi phục lại kiểu hình hàm răng đủ điều kiện cho phục hình. 

Tại phòng khám nha khoa số Thùy Anh, có 2 điều trị bổ sung khi trồng răng implant phục hình tình trạng mất răng lâu năm gồm: 

Thứ 1: Dùng chỉnh nha đánh lún răng trồi, dựng trục các răng bị đổ

Những răng bị đổ nếu không khôi phục lại sẽ dẫn đến nhồi nhét thức ăn nhiều khi lắp răng implant, bị gài khớp cắn kiểu gài răng lược khiến tuổi thọ implant giảm xuống.

Để tránh những hậu quả này nha sĩ sẽ sử dụng mắc cài, dây cung trong niềng răng. Gắn lên răng và dựng các răng bị nghiêng dậy. Đồng thời sử dụng mini vít và lực kéo làm lún những răng bị trồi. Từ đó làm bằng lại đường cong cắn khớp. Khiến mặt phẳng cắn tối ưu hơn.

Sau khi thực hiện việc dựng trục, đánh lún, sẽ tiến hành cấy implant.

Thứ 2: Ghép thêm xương, nâng xoang để khắc phục tình trạng tiêu xương

Hiện nay có nhiều kỹ thuật ghép xương cho hiệu quả tốt gồm ghép xương tự thân (lấy từ chính cơ thể bệnh nhân), ghép xương nhân tạo, nong chẻ xương. 

Khi xương tiêu đi sẽ không đủ để đặt 1 chiếc implant theo mong muốn, theo tính toán của nha sĩ. Vì vậy nha sĩ cần ghép thêm xương. Thực ra bất cứ khi nào có thể, nha sĩ sẽ luôn cố gắng né 1 cuộc phẫu thuật ghép xương, để bạn có trải nghiệm cấy implant đơn giản nhất. Nhưng giả sử việc không ghép xương đưa đến tiên lượng thẩm mỹ và chức năng kém thì nha sĩ sẽ tiến hành ghép xương cho bạn. Điều đó sẽ tốt hơn về lâu về dài.

Trồng răng implant cho người mất răng lâu năm

Trong các phương pháp phục hình răng khi bị mất răng lâu năm thì trồng răng implant là giải pháp được giá rất cao về việc đảm bảo khả năng ăn nhai cũng như tuổi thọ sử dụng. 

Khác với cầu răng sứ hay hàm giả tháo lắp chỉ khôi phục được thân răng, thì răng implant khôi phục được toàn diện từ chân răng tới mặt nhai của răng mất với 3 bộ phận: 

– Trụ implant thay thế cho phần chân răng đã mất

– Mão răng sứ thay thế cho phần mặt nhai đã mất 

– Abutment kết nối mão răng sứ và trụ implant 

Trong đó trụ implant được làm 100% từ titanium với đặc tính tương thích sinh học cao, dễ bám vào các mô xương và tích hợp chắc chắn với xương hàm. Trụ implant có tác dụng nâng đỡ răng sứ bên trên, vừa tạo lực ăn nhai để tác động và kích thích xương hàm phát triển. Từ đó phòng tránh tiêu xương. 

Răng implant giúp mang đến khả năng ăn nhai chắc chắn như răng thật, khôi phục lại tính thẩm mỹ cho nụ cười và gương mặt. Khi cấy implant bạn cũng không cần phải mài đi răng bên cạnh, răng implant được cấy trực tiếp vào phần răng mất. Tuổi thọ của răng implant là trọn đời nếu được chăm sóc tốt. 

Bài viết cùng chuyên mục