Làm cầu răng sứ – 7 thắc mắc thường gặp nhất

Cầu răng là gì?

Cầu răng là một phương pháp được dùng để thay thế những chiếc răng bị mất. Đây là một loại phục hình răng cố định. Phương pháp được sử dụng đó là dùng các răng kế cận răng mất làm trụ. Để giúp mang và nâng đỡ các răng giả. Mục đích là giúp thay thế những chiếc răng bị mất. Đồng thời cầu răng sẽ được gắn chặt bằng cement và bạn sẽ không được tự ý tháo nó ra được.

Cầu răng được sử dụng trong trường hợp răng mất cần thay thế. Phải kể đến nhất là đối với trường hợp răng cửa. Khi làm cầu răng với hàm giả thì sẽ giúp bệnh nhân có lại chức năng nhau. Hơn nữa những chiếc răng đối diện và lân cận cũng sẽ không bị thay đổi vị trí.

Phương pháp lắp cầu răng là gì?

Về cấu tạo của cấu răng thì sẽ gồm 2 phần. Đó là phần 2 mão sứ nằm bên ngoài và phần răng giả thay thế nằm ở chính giữa. Hiện nay thì cầu răng cũng được thiết kế với nhiều chất liệu khác nhau. Chẳng hạn như bằng sứ titan hoặc sứ kim loại. Với từng chất liệu khác nhau thì độ bền và đẹp của cầu răng sẽ khác nhau.

Có nên làm cầu răng không?

Liệu có nên làm cầu răng hay không là câu hỏi được nhiều khách hàng băn khoăn. Tuy nhiên phải dựa vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp. Bởi những lý do trên, trước khi quyết định sử dụng phương pháp nào. Bạn cần kiểm tra tổng quát tình trạng mất răng. Bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để khám kỹ lưỡng. Từ những kết quả chụp X quang hay CT thì bác sĩ sẽ phân tích rõ tình trạng răng miệng của bạn. Từ đó sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.

Những ưu điểm khi thực hiện lắp cầu răng

Chẳng hạn như đối với phương pháp làm cầu răng là hình thức mài 2 răng kế cận để làm trụ cầu răng. Vậy nên nó chỉ phù hợp với trường hợp mất một hoặc vài chiếc răng. Đối với răng số 8 hay răng khôn thì không thể mài được nên phương pháp cầu răng không thể áp dụng được với trường hợp mất răng số 7. Hơn nữa khi bạn bị mất răng thì làm cầu răng sẽ mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao cùng với khả năng nhai tốt. Cầu răng sẽ được cố định trên hàm. Nên khách có thể thoải mái vệ sinh răng miệng và sử dụng như răng thật.

Tuy nhiên độ bền của cầu răng thì chỉ ở mức trung bình. Khoảng từ 7-10 năm là độ bền trung bình của cầu răng bằng sứ. Nếu điều kiện về chi phí của bạn khá hạn hẹp thì đây là phương pháp tạm thời bạn có thể sử dụng để cải thiện khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ cho khuôn hàm.

Cầu răng sứ có đau không?

Làm cầu răng cho răng bị mất là cách phục hình răng đã có từ lâu. Phương pháp này hiện vẫn được sử dụng phổ biến hiện nay. Bởi chi phí khá tiết kiệm và quy trình thực hiện thì đơn giản không quá cầu kỳ nhiều bước.

Làm cầu răng có gây đau đớn?

Về bản chất thì làm cầu răng là cách dùng một dải cầu răng bao gồm nhiều răng sứ lắp chụp lên chỗ răng bị mất. Mục đích là để phục hình chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ cho răng. Và mỗi răng bị mất sẽ cần đến 3 chiếc răng sứ. Và để thực hiện được cầu răng thì một yêu cầu trước tiên đó là 2 răng kế bên phải khỏe mạnh để tiến hành mài cùi chụp sứ làm trụ đỡ cho cầu răng. Và việc làm cầu răng sứ có đau không thường sẽ phụ thuộc vào thao tác mài cùi này.

Mài cùi răng được thực hiện như thế nào?

Mài cùi răng là một cách dùng dụng cụ mài đi lớp men răng bên ngoài. Nhưng thường thì nó được tuân thủ theo một tỉ lệ nhất định. Không quá 2mm để tránh đụng đến những chiếc răng thật quá nhiều. Rất nhiều trường hợp do mài răng quá mức hoặc không tốt sẽ dẫn đến tình trạng đau nhức và ê buốt kéo dài. Do đó nếu phương pháp này được thực hiện bởi những bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng chuyên môn cao thì tình trạng đau nhức sẽ hạn chế hết mức có thể.

Quy trình thực hiện mài cùi răng

Tuy nhiên trên thực tế bạn cũng sẽ gặp phải một vài cơn ê buốt trong quá trình mài răng để làm trụ. Thông thường thời gian ê buốt, khó chịu sẽ kéo dài từ 2-3 ngày sau khi làm răng. Nếu răng quá nhạy cảm thì tình trạng này có thể tồi tệ hơn. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, bạn không cần quá lo lắng, đây chỉ là biểu hiện bình thường. Bác sĩ sẽ kê cho bạn một vài viên thuốc giảm đau tại nhà nếu độ nhạy cảm của răng bạn quá cao.

Thêm vào đó thì một trong những yếu tố vô cùng quan trọng quyết định việc thực hiện phương pháp làm cầu răng có gây đau hay không chính là đơn vị bạn lựa chọn điều trị. Bác sĩ có tay nghề tốt cùng sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại sẽ giúp cho bệnh nhân cảm thấy yên tâm khi thực hiện. Và khi tâm lý của bệnh nhân cảm thấy thoải mái, không còn lo lắng, căng thẳng thì tình trạng đau nhức cũng sẽ giảm đi đáng kể.

Làm cầu răng sứ mất bao lâu?

Đây phương pháp phục hình răng khá đơn giản. Và nó không tốn nhiều thời gian thực hiện. Nếu răng miệng của bạn hoàn toàn khỏe mạnh thì quá trình làm cầu răng sẽ diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn. Thông thường thì thời gian hoàn tất một ca làm cầu răng thì bạn sẽ tới đơn vị Nha khoa khoảng 2-3 lần.

Lần 1: Khám tổng quát và thực hiện mài cùi răng

Chẳng hạn trong ngày đầu tiên bạn sẽ được bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng để xem xét tình trạng. Bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết. Nếu tình hình răng của bạn đạt đủ tiêu chuẩn để thực hiện làm cầu răng thì bác sĩ sẽ tiến hành mài cùi răng. Công đoạn này được chuẩn bị sẵn sàng cho việc làm cầu răng sau đó. Thời gian mài răng sẽ chỉ mất từ 15-20 phút cho 1 chiếc răng.

Thực hiện mài cùi răng

Thêm vào đó, bạn sẽ được lấy dấu hàm và màu răng để thiết kế cầu răng sứ sao cho phù hợp nhất với khuôn hàm của từng người. Và trong thời gian chờ lắp cầu răng bạn cũng sẽ được lắp răng tạm. Việc này sẽ giúp đảm bảo được quá trình giao tiếp và ăn uống hàng ngày của bạn. Lần gặp đầu tiên này bạn thường sẽ mất từ 1-2 giờ đồng hồ.

Lần 2: Kiểm tra và thử sườn răng

Vào lần 2 khi bạn quay trở lại bạn sẽ được thử sườn và lắp răng tạm. Nếu như những chiếc răng cần phục hình là những chiếc răng phía trước. Trong trường hợp nếu như bạn cảm thấy tâm lý thoải mái, không bị vướng víu với cầu răng mới. Bác sĩ sẽ tiến hành bước cuối cùng là cố định cầu răng và kết thúc quá trình làm cầu răng. Còn trong trường hợp bạn vẫn chưa hài lòng. Bác sĩ sẽ tiến hành lần gặp thứ 3 để chỉnh sửa cho phù hợp.

Kiểm tra và thử sườn răng

Lần 3: Lắp cầu răng và kiểm tra tổng quát lần cuối

Vào lần gặp thứ 3 thì bạn sẽ được lắp cầu răng và hoàn tất quá trình phục hình răng. Thông thường mỗi lần điều trị trong ngày sẽ chỉ mất từ 1-2 giờ đồng hồ. Sau đó, bạn chỉ cần hẹn lịch tái khám để có thể bảo trì răng định kỳ và giữ cho răng bền chắc.

Thời gian phục hình cầu răng sứ được nói ở trên sẽ là thời gian được áp dụng trong điều kiện thuận lợi. Trong trường hợp nếu như bạn gặp phải bác sĩ nha khoa với chuyên môn kém thì số lần được hẹn sẽ nhiều hơn như thế.

Tiến hành lắp cầu răng

Những yếu tố khác ảnh hưởng tới thời gian thực hiện

Thời gian thực hiện làm cầu răng còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Có thể kể đến tình trạng răng miệng không tốt. Nếu như bạn gặp phải các bệnh lý như sâu răng, tụt nướu hay nặng hơn là xương hàm bị tiêu do sau khi mất răng không được phục hồi kịp thời thì sẽ mất một khoảng thời gian dài để điều trị triệt để. Và sau khi sức khỏe răng miệng đã được phục hồi thì bác sĩ mới có thể tiến hành làm cầu răng sứ.

Trang thiết bị hiện đại là một yếu tố giúp đẩy nhanh quá trình thực hiện lắp cầu răng

Một yếu tố nữa cũng không kém phần quan trọng đó là đơn vị Nha Khoa bạn lựa chọn. Tuy là phương pháp không quá phức tạp nhưng bác sĩ phải có tay nghề cao. Nếu bác sĩ không đủ kinh nghiệm hay trình độ chuyên môn có thể mài quá nhiều mô sẽ ảnh hưởng đến mô răng thật. Còn nếu mài quá ít cùi răng thì sẽ không đảm bảo được độ bền chắc của phần mão răng.

Ngoài ra trang thiết bị tại cơ sở nha khoa cũng góp phần quyết định đến thời gian làm cầu răng. Cầu răng nếu được chế tạo bởi những trang thiết bị hiện đại, số liệu chính xác sẽ ôm sát vào răng hơn.

Cầu răng sứ tồn tại được bao lâu?

Cầu răng bằng sứ thông thường có khả năng sử dụng được trong vòng từ 5-10 năm. Nó tùy theo tình huống sử dụng và loại răng sứ đó có tốt hay không. Và trên thực tế thì độ bền của cầu răng sứ là bao lâu? Câu trả lời này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Đầu tiên phải kể đến đó là vị trí mất răng. Tuổi thọ của những cầu răng ở những vị trí như răng cửa sẽ lâu hơn răng hàm. Điều này dễ hiểu bởi răng hàm phải chịu nhiều lực nhai hơn. Nên sau khi phục hình bạn cần tránh ăn những loại thực phẩm cần sử dụng lực nhai nhiều. Và nếu bạn biết hạn chế sử dụng thực phẩm quá cứng khiến mình phải nhai thì sẽ giữ tuổi thọ của răng rất lâu.

Những yếu tố khác ảnh hưởng tới độ bền của cầu răng

Tay nghề bác sĩ đóng vai trò rất quan trọng quyết định việc lắp cầu răng có thành công hay không

  • Tay nghề bác sĩ cũng là yếu tố xem xét việc cầu răng có tồn tại được lâu hay không. Một bác sĩ giỏi giàu kinh nghiệm phục hình sẽ là lợi thế giúp bạn sử dụng cầu răng bằng sứ được lâu dài. Và nếu kỹ thuật mài cùi và lắp răng sứ không đạt được yêu cầu thì tuổi thọ của răng sẽ giảm.
  • Mô răng thật của bạn cũng sẽ ảnh hưởng đến thời gian của cầu răng. Nếu răng làm trụ cầu bị sâu hoặc vỡ lớn làm phần mô răng còn rất ít thì chúng sẽ rất yếu. Bác sĩ sẽ gia cố thêm chốt răng hoặc cùi răng giả.
  • Cách chăm sóc, bảo vệ cầu răng sau khi phục hồi là phương pháp quan trọng nhất giữ răng được lâu bền. Vì là răng giả nên bạn cần phải cẩn thận trong ăn nhai cũng như vệ sinh răng. Hãy thực hiện chải răng sau khi ăn. Chải kỹ hơn ở những vị trí cầu răng để lấy sạch thức ăn thừa. Bạn cũng nên chải răng đúng cách, nhẹ nhàng để tránh làm răng bị tổn thương

Cầu răng sứ giá bao nhiêu?

Số tiền làm cầu răng được tính dựa vào số răng sứ trên cầu răng và vật liệu sứ được lựa chọn và giá cả phụ thuộc vào đơn vị nha khoa thực hiện. Cách tính cầu răng thông thường đó là đơn giá của loại răng sứ bạn sử dụng nhân với số răng sứ cần dùng trên cầu răng. Chẳng hạn như trường hợp bị mất 2 răng cận kề nhau. Bạn chỉ cần làm 1 cầu răng và có khoảng 4-5 thân răng sứ.

Thêm vào đó thì chi phí thực hiện còn phụ thuộc vào tình trạng mất răng, tình trạng xương hàm cùng nhiều yếu tố khác. Qua thăm khám, các bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp và tư vấn chi phí cho phù hợp.

Chi phí thực hiện lắp cầu răng bằng sứ là bao nhiêu?

Hiện nay trên thị trường thì có nhiều loại răng sứ khác nhau. Như răng sứ bằng kim loại thường, Titan, Emax,…Mỗi loại có cấu tạo và chi phí khác nhau. Ví dụ như đối với răng sứ kim loại thường thì có phần sườn đúc bằng hợp kim thường. Bên ngoài của nó được phủ một lớp Ceramco. Và giá trung bình của loại này rơi vào khoảng từ 1tr – 2tr/ răng. Còn loại răng sứ kim loại thì được đúc bằng kim loại Titan có giá từ 2tr- 2.5 tr. Những loại răng sứ cao cấp hơn giá dao động của nó sẽ từ 4- 8 triệu/ răng.

Địa chỉ làm cầu răng sứ đáng tin cậy tại Thành phố Hải Dương

Bạn đang lo lắng về tình trạng răng của mình? Bạn muốn tìm kiếm địa chỉ nha khoa giúp phục hình răng? Hãy tham khảo địa chỉ nha khoa HTC xem sao? Đây là cơ sở nha khoa tự hào là một trong những địa chỉ nha khoa chuyên sâu hàng đầu tại Hải Dương. Với đội ngũ y bác sĩ với kinh nghiệm trên 10 năm, HTC tự tin sẽ mang tới cho khách hàng những trải nghiệm về chất lượng tận tâm.

HTC

Bên cạnh đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, Nha Khoa HTC được trang bị máy móc trang thiết bị hiện đại theo đúng tiêu chuẩn. Nha Khoa HTC hy vọng với những ưu điểm nổi trội này, khách hàng sẽ nhận được những trải nghiệm hoàn hảo khi tới nơi đây. Hãy liên hệ và đặt lịch tư vấn qua số hotline: 0888507838.

Với những thông tin hữu ích được cung cấp trong bài viết kỳ này, chắc chắn bạn đã có thêm rất nhiều thông tin bổ ích liên quan đến việc làm cầu răng sứ phải không nào? Hãy tiếp tục ủng hộ và đón đọc những bài viết tiếp theo để có được hàm răng chắc, khỏe nhé!

Bài viết cùng chuyên mục