Độ bền của răng sứ như thế nào ?

Với kỹ thuật hiện đại, việc phục hình răng sứ ngày nay cho phép tạo ra những chiếc răng sứ giống như thật, không chỉ về mặt thẩm mỹ mà còn tốt về độ bền, sức nhai… Vì thế bạn có thể thoải mái ăn, nhai mà không lo răng bị vỡ hay bể.

Độ bền của răng sứ như thế nào sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tác động, cụ thể như:

Độ bền của răng sứ sẽ phụ thuộc vào loại răng sứ

Răng sứ là một loại răng đặc biệt, được cấu tạo gồm hai thành phần là sườn (lõi phía trong của răng) và lớp sứ phủ ở bên ngoài, có thể chia răng sứ thành hai loại cơ bản là răng sứ kim loại và răng sứ không kim loại thông qua việc phân biệt răng sứ từ cấu tạo của khung sườn, và 2 loại răng sứ này có độ bền và tuổi thọ hoàn toàn khác nhau.

Răng sứ kim loại:
Có cấu tạo lớp khung sườn bên trong được làm bằng kim loại. Mặc dù răng sứ kim loại rất cứng chắc, chịu lực ăn nhai tốt nhưng do lớp khung sườn bằng kim loại, nên sau một thời gian sử dụng, lớp khung sườn bên trong sẽ bị oxi hóa trong môi trường miệng và thức ăn, gây ra tình trạng thâm đen viền nướu.

Vì vậy, đối với răng sứ kim loại, độ bền của răng sứ có thể duy trì được khoảng 5 năm thì cần thay mới để đảm bảo tốt về thẩm mỹ như ban đầu. Riêng với răng sứ Titan với lớp khung sườn được làm hoàn toàn bằng titan nên độ bền của răng sứ sẽ được khoảng 7 – 10 năm.

Độ bên của răng sứ như thế nào 2

Răng toàn sứ:
Nhờ cấu tạo hoàn toàn bằng sứ từ khung sườn bên trong cho đến lớp men bên ngoài nên răng toàn sứ có thể khắc phục được nhược điểm của răng sứ kim loại. Đặc biệt, phôi sứ được nung ở nhiệt độ cao nên rất cứng chắc, độ bền của răng sứ có thể lên tới 10 – 20 năm, thậm chí là lâu hơn nữa nếu được chăm sóc đúng cách.

Độ bền của răng sứ phụ thuộc vào kỹ thuật chăm sóc của bệnh nhân

Độ bền của răng sứ như thế nào một phần cũng phụ thuộc rất lớn vào chế độ chăm sóc răng miệng hằng ngày của bạn có đúng cách không.

Việc sử dụng lực đánh răng quá mạnh sẽ làm cho răng sứ có thể bị bong tróc, đặc biệt với răng sứ kim loại thì việc lộ phần khung sườn bên trong càng nhanh hơn. Nếu bạn lười đánh răng, hoặc đánh răng không đúng cách sẽ dễ làm các mảng bám dễ dàng và nhanh chóng hình thành, khiến răng trụ nhanh chóng bị hư tổn.

Ngoài ra, một chế độ ăn uống không phù hợp, ăn thức ăn quá cứng, quá dai, quá lạnh hoặc quá nóng… cũng chính là nguyên nhân khiến răng sứ giảm đi độ bền chắc.

Độ bền của răng sứ phụ thuộc vào cách chăm sóc răng miệng của bệnh nhân

Độ bền của răng sứ phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ điều trị

Để bọc răng sứ, răng thật sẽ được mài cùi răng để làm giảm kích thước và giúp mão răng sứ được phục hình chắc chắn và đảm bảo thẩm mỹ. Kỹ thuật mài răng của bác sỹ là yếu tố quyết định rất lớn tới độ bền của răng sứ và thời gian duy trì có được lâu dài hay không.

Nếu mài răng không tốt, sẽ dẫn tới tình trạng răng sứ không ôm khít, dễ bị vênh cộm, làm vướng vúi khi ăn uống. Hoặc, mài răng quá nhiều gây xâm lấn răng, ảnh hưởng tới ngà răng, tủy răng, gây đau nhức, trụ răng không đảm bảo, tới lúc đó sẽ phải gỡ bỏ răng sứ để thực hiện lại.

Tay nghề bác sĩ có sự ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của răng sứ

Chính vì vậy, ngoài yếu tố tự thân thì một trung tâm làm răng sứ uy tín là điều mà chúng ta cần quan tâm để có thể đảm bảo răng sứ sau khi làm có độ bền chắc lâu dài như mong muốn.

Với 13 năm kinh nghiệm trong ngành, Nha Khoa Đông Nam là một trung tâm nha khoa phục hình răng sứ tốt và uy tín nhất hiện nay được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn với nhiều ưu điểm riêng:

✤ Đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, kỹ thuật chuyên môn sâu.

✤ Hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại nhất.

✤ Quy trình phục hình răng sứ được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn quốc tế.

✤ Có mức chi phí làm răng sứ hợp lý, có nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau.

Độ bên của răng sứ như thế nào 5
Cơ sở điều trị tại nha khoa Đông Nam

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây, hy vọng mọi người đã có thể nắm rõ được độ bền của răng sứ như thế nào rồi nhé. Nếu còn điều gì thắc mắc khác, hoặc có nhu cầu làm răng sứ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi hoặc đến trực tiếp Nha Khoa HTC để được bác sĩ thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục