Cấy ghép Implant có gây ra biến chứng gì không?

Bất kỳ một cuộc phẫu thuật nào, dù là lớn hay nhỏ cũng đều tồn tại những biến chứng, rủi ro mà chúng ta không thể coi thường. Tuy nhiên, ngày nay khoa học ngày càng tiến bộ hơn, bệnh nhân cũng tự có thể trang bị kiến thức riêng cho mình thì việc biến chứng rủi ro đã được giảm đi rất đáng kể.

Cấy ghép implant được nhận định là phương pháp phục hình tối ưu nhất trong ngành nha khoa hiện nay, có tỷ lệ thành công rất cao với trên 90%. Tuy nhiên, kỹ thuật cấy implant là một kỹ thuật khá khó khăn và phức tạp, vì vậy những biến chứng rủi ro vốn là điều không tránh khỏi.

Có nhiều nguyên nhân để xảy ra biến chứng. Trong cấy ghép implant, chúng ta có thể chia thành 3 giai đoạn chính như sau:

1. Giai đoạn tiền phẫu thuật

Các biến chứng tiền phẫu thuật thường là trong việc lập kế hoạch điều trị, chuẩn bị phòng phẫu thuật và vệ sinh răng miệng trước khi cấy ghép.

Lập kế hoạch điều trị là một công đoạn vô cùng quan trọng, vì các bác sĩ phải dựa trên hồ sơ tiền sử bệnh án của bệnh nhân, tình hình sức khỏe hiện tại,… các chẩn đoán phải thông qua việc xem xét, nghiên cứu cẩn thận trực tiếp trên phim và kết quả chụp CT 3D.

Giai đoạn tiền phẫu thuật

Việc lập kế hoạch đều trị chính xác, phù hợp với tình trạng cơ thể của bệnh nhân sẽ làm giảm tối đa sự sang chấn đến mức tối thiểu nhất, tránh được những sự cố xảy ra đối với bệnh nhân.

Để tránh nhiễm trùng trong quá trình phẫu thuật, các dụng cụ, ghế nha, phòng phẫu thuật đều phải được vô trùng một cách kỹ lưỡng nhất. Về phía bệnh nhân thì cần phải được vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi tiến hành phẫu thuật.

2. Giai đoạn trong quá trình phẫu thuật

Những biến chứng trong giai đoạn này có thể xảy ra từ 2 phía: bệnh nhân hoặc ê kíp phẫu thuật

- Về phía bệnh nhân: trong lúc phẫu thuật, bệnh nhân có thể đột ngột bị tăng hoặc giảm huyết áp, cơn đau tim xảy ra… thì quá trình phẫu thuật phải gián đoạn đi, vì vậy trong phòng khám phải luôn có một đội chuyên khoa hồi sức cấp cứu hỗ trợ.

- Về phía ê kíp bác sĩ: khi bác sĩ chưa có tay nghề cao, kinh nghiệm không nhiều nên khi thực hiện phẫu thuật rất dễ làm cho mũi khoan không đúng vị trí, lực thực hiện quá mạnh gây thủng xoang hàm, hay lực không đủ mạnh để vặn chặt trụ implant…
Giai đoạn tiền phẫu thuật

3. Giai đoạn sau phẫu thuật

Ở giai đoạn này, biến chứng rất dễ xảy ra vì sự bất cẩn cũng như sự không quan tâm của bệnh nhân đến lời dặn dò của bác sĩ, làm cho nơi cấy implant gặp những biến chứng như:

- Chảy máu nhiều và kéo dài.

- Nơi đặt trụ implant bị viêm nhiễm do bệnh nhân vệ sinh răng miệng không tốt, sử dụng chất kích thích nhiều… Khi gặp trường hợp này thường rất khó xử lý phục hồi mà phải cấy lại trụ implant đã viêm.

- Implant bị đào thải do cơ thể bệnh nhân không thích ứng hay do implant được cấy ghép không đúng kĩ thuật.

- Bác sĩ đặt implant chạm dây thần kinh gây ra hiện tượng đau khi nhai, tê hoặc ngứa ở vùng lợi, môi, lưỡi hoặc cằm… khiến bệnh nhân khó chịu.

Giai đoạn sau phẫu thuật

Để việc cấy ghép implant không xảy ra bất kỳ biến chứng gì và hoàn toàn an toàn đối với cơ thể, bệnh nhân nên lựa chọn một nha khoa uy tín, bác sĩ cấy ghép phải có tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm thực tế. Bệnh nhân cũng cần phải tuân thủ theo lời dặn dò của bác sĩ để tránh những biến chứng do bản thân mình gây ra.

Nếu thấy bản thân có những biểu hiện không tốt sau khi cấy implant, bệnh nhân phải đến bác sĩ khám lại càng sớm càng tốt để bác sĩ có những phương pháp điều chỉnh thích hợp.
Bài viết cùng chuyên mục