Cảnh giác với sâu răng nếu không muốn mất răng

Sâu răng là bệnh mà đa số ai cũng từng trải qua một lần trong đời. Sự thiếu kỹ lưỡng trong vệ sinh răng miệng, chủ quan cho rằng đây là bệnh ít nguy hiểm, sợ đến phòng khám... có thể khiến tình trạng sâu răng chuyển biến nghiêm trọng hơn ta tưởng.

Nguyên nhân bị sâu răng?

Nguyên nhân chủ yếu gây ra sâu răng là do bạn đánh răng không đúng cách, do bạn thường xuyên ăn uống nhiều đồ ngọt nhưng lại không đánh răng hoặc vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Ngoài ra còn có thể do cơ thể của bạn bị thiếu hụt canxi khiến cho chân răng men răng bị yếu, vi khuẩn sâu răng dễ tấn công.

Dấu hiệu nhận biết sâu răng?

Triệu chứng ban đầu là là trên bề mặt răng xuất hiện những đốm răng màu nâu hoặc đen. Lúc này khi ăn uống thức ăn nóng hoặc lạnh người bệnh sẽ cảm thấy hơi ê buốt khó chịu. Một thời gian sau đó bệnh biến chuyển nặng hơn, lỗ sâu bắt đầu xuất hiện, khi ăn uống thức ăn dính vào lỗ sâu sẽ khiến người bệnh cảm thấy nhức, buốt, vô cùng khó chịu.

Sâu răng có nguy hiểm không?

Trong giai đoạn bị sâu răng, bạn sẽ thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau, nhức buốt kéo dài, cản trở đến việc ăn uống của bạn. Tình trạng này về lâu dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn. Ngoài ra khi tình trạng sâu răng ngày càng nặng, lỗ sâu càng phát triển sẽ dẫn đến ăn sâu vào tủy răng, gây hoại tử tủy, răng biến chuyển thành màu xám và bạn rất có nguy cơ mất răng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bạn.
Một biến chứng nặng hơn nữa khi bị sâu răng là nếu không được điều trị sẽ có thể gây ra viêm tủy xương, hoại tử xương, thậm chí nặng hơn là gây ra nhiễm trùng máu.


Sâu răng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây mất răng

Điều trị sâu răng như thế nào?

Khi trong giai đoạn mới chớm bị sâu răng, bạn có thể tự điều trị tại nhà bằng cách thay đổi thói quen ăn uống, chăm sóc răng miệng đúng cách, súc miệng bằng nước muối pha loãng mỗi ngày để sát khuẩn, ngăn ngừa sâu răng phát triển.

Đối với những trường hợp sâu răng đã hình thành lỗ sâu, vi khuẩn ăn sâu vào tủy cần phải có biện pháp để loại bỏ phần răng bị sâu, tủy bị viêm để ngăn chặn quá trình phát triển tiếp theo của răng sâu. Lúc này bạn cần đến nha khoa để được các bác sĩ thăm khám, đánh giá mức độ tổn thương của răng, từ đó sẽ có hướng điều trị chính xác nhất.



Thăm khám, chụp phim x - quang để đánh giá chính xác mức độ tổn thương của răng
Quá trình điều trị sâu răng, diễn ra theo các bước:

B1: Thăm khám, chụp phim để xác định mức độ sâu răng để đưa ra lộ trình điều trị phù hợp.

B2: Lấy cao răng, làm sạch răng miệng để ngăn chặn vi khuẩn tiếp tục xâm nhập.

B3: Tiến hành gây tê và điều trị tủy nếu tủy bị tổn thương.

B4: Tiến hành nạo vét, làm sạch vết sâu rồi trám răng bằng vật liệu chuyên dụng sao cho răng cân đối, chuẩn xác khớp cắn như răng bình thường.

Sâu răng tiến triển như thế nào?

Ở giai đoạn đầu, sâu răng sẽ không có biểu hiện gì. Khi bạn cảm nhận được tình trạng đau nhức là khi sâu răng đã ở mức độ nặng, gây tổn hại tới gây thần kinh.


Tình trạng sâu răng kéo dài nếu không có hướng điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng tới tủy răng. 
Răng sữa sẽ giữ chỗ cho răng vĩnh viễn. Nếu răng sữa sâu không được điều trị kịp thời, chúng có thể phát triển thành những cơn đau nghiêm trọng, gây áp –xe và ảnh hưởng tới các mầm răng vĩnh viễn.

Nên ăn gì để kiểm soát bệnh sâu răng?

Khi bị sâu răng, răng của người bệnh thường nhạy cảm hơn bình thường rất nhiều nên việc ăn uống cũng cần hết sức lưu ý. Nha sĩ đã có những khuyến cáo cho người bệnh sâu răng là nền ăn những thực phẩm sau:

+ Rau xanh, hoa quả… sẽ giúp làm sạch khoang miệng, giảm lượng kiềm trên bề mặt răng, giúp lưu thông máu quanh răng và chân răng, từ đó giúp răng khỏe hơn. Ngoài ra rau xanh, hoa quả còn chứa nhiều loại vitamin giúp cơ thể dễ hấp thụ canxi hơn.

+ Sữa, tôm, sò, các loại đâu chứa nhiều canxi rất có lợi cho men răng.

+ Cá, thịt, trứng và các loại phomat có chứa nhiều chất đạm có tác dụng bảo vệ răng không bị sâu.
Ngoài ra việc thường xuyên súc miệng hoặc uống nước chè xanh sẽ giúp phòng ngừa sâu răng vì trong chè xanh có chứa nhiều flour.


Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp ngăn chặn tình trạng sâu răng

Phòng ngừa sâu răng bằng cách nào?

Để phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng bệnh sâu răng phát triển trước hết bạn cần lưu ý đến việc vệ sinh răng miệng, nhất là sau khi ăn và trước khi đi ngủ.

Hạn chế việc sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều đường, ăn hoặc cắn những vật quá cứng vì rất dễ ảnh hưởng đến men răng.

Ngoài ra cũng nên khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để có thể kịp thời phát hiện những biến chuyển của răng, từ đó có các biện pháp điều trị thích hợp.

Bị sâu răng chỉ còn chân răng phải xử lý sao?

Sâu răng không chỉ gây đau nhức, khó khăn trong việc ăn nhai mà còn tích tụ vi khuẩn, gây viêm nhiễm. Tình trạng này kéo dài sẽ phá hủy mô răng nghiêm trọng, dẫn tới tình trạng răng sâu chỉ còn chân răng.

Để có hướng xử lý chính xác bạn cần tới nha khoa kiểm tra, chụp phim để đánh giá mức độ tổn thương của răng sau đó sẽ có hướng xử lý phù hợp. Nếu mô răng bị phá hủy không quá nặng, răng vẫn có thể bảo tồn và phục hình các bác sĩ sẽ chỉ định bọc răng sứ hay trám răng cho phù hợp.


Bác sĩ sẽ căn cứ trên tình trạng răng để có chỉ định phù hợp

Nên trám răng hay nhổ răng khi bị sâu răng?

Tùy thuộc vào tình trạng răng bị sâu, từ đó bác sĩ mới đưa ra quyết định phù hợp.

Nếu răng bị sâu quá nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tủy, thậm chí đã chết tủy, các biện pháp chữa trị không có tác dụng, lúc này nhổ răng sẽ là chỉ định bắt buộc của bác sĩ đến bệnh nhân. Vì để lâu dễ phát sinh nhiều vấn đề nguy hiểm và có thể lây lan sang các răng bên cạnh.

Nếu răng bị sâu chưa quá nghiêm trọng, vi khuẩn sâu răng chưa ảnh hưởng đến tủy hoặc có nhưng vẫn có thể điều trị, lúc này việc hàn trám răng sâu sẽ là phương án tối ưu nhất để ngăn chặn và điều trị sâu răng. Phương pháp này vừa phục hồi và bảo tồn răng thật, vừa giúp người bệnh loại bỏ được vết sâu, việc ăn nhai diễn ra bình thường và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe bệnh nhân.

Trẻ bị sâu răng có nên nhổ bỏ?

Khi trẻ bước vào độ tuổi thứ 6, những chiếc răng sữa đầu tiên bắt đầu lung lay và gãy rụng, thay vào đó là mầm răng vĩnh viễn mọc lên thay thế. Từ đó quá trình thay răng vĩnh viễn bắt đầu.


Lịch thay răng vĩnh viễn của trẻ em

+ Từ 6-7 tuổi là thời gian trẻ thay 2 chiếc răng cửa giữa hàm dưới (răng số 1)

+ 7 tuổi thay 2 răng cửa giữa hàm trên

+ Từ 7-8 tuổi thay 2 răng cửa bên hàm dưới (răng số 2)

+ 8 tuổi thay 2 răng cửa bên hàm trên

+ 9-10 tuổi thay 2 răng hàm số 4 hàm dưới

+ 10 – 11 tuổi thay 2 răng nanh hàm dưới

+ 11 tuổi thay 2 răng hàm số 5 hàm trên

+ 11-12 tuổi thay 2 răng hàm số 4 hàm trên và 2 răng nanh (răng số 3) hàm dưới

+ 12 tuổi thay 2 răng hàm số 5 hàm trên.

Khi răng sữa mất sớm, những chiếc răng xung quanh sẽ có xu hướng mọc chen lấn vào vùng răng còn trống, khiến khi răng ở vị trí đó mọc lên sẽ không còn đủ diện tích để mọc thẳng.

Vì vậy nếu răng sữa của bé bị sâu bạn nên đưa bé tới cơ sở nha khoa để được các bác sĩ thăm khám, đánh giá mức độ tổn thương của răng từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Bài viết cùng chuyên mục