Bà bầu bị đau răng: Cách xử trí an toàn và hiệu quả

Không phải ngẫu nhiên mà việc thăm khám nha sĩ, “tút lại” sức khỏe răng miệng, điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng,… trước khi mang thai lại là vấn đề vô cùng cần thiết. Số liệu thống kê cho thấy, khoảng 70%  phụ nữ mang thai gặp phải các vấn đề về răng miệng trong suốt thai kỳ. Và đây cũng là cái cơ cho đau nhức, khó chịu tới làm phiền mẹ bầu.
Ngoài việc ăn uống, bồi bổ sao cho thai nhi luôn khỏe mạnh và phát triển tốt thì cũng có muôn vàn mối quan tâm khác mà mẹ bầu băn khoăn suốt thời gian thai kì.  Vấn đề cân năng, chăm sóc da làm sao để không bị rạn, luyện tập thế nào để xương khớp không bị yếu đi,… Tuy nhiên, không ít mẹ bầu lại bỏ quên việc chăm sóc răng miệng trong thời gian thai kì.

Đau răng khi mang bầu – Vì đâu nên nỗi?

Thêm một lần nữa, hormone là yếu tố mang tới những cơn đau răng trong thời gian thai kì cho mẹ bầu. Trong thời gina thai kì, cơ thể sản sinh ra nhiều hormone estrogen và progestrogen khiến cho nướu răng sễ bị sưng tấy, xun huyết. Đây là cơ hội lý tưởng cho các loại vi khuẩn xâm nhập, gây nên những cơn đau nhức cho mẹ bầu.
Ở thời kì tam cá nguyệt thứ hai, thai nhi cần nhiều canxi hơn. Nếu mẹ không bổ sung đầy đủ canxi thì lượng canxi dự trữ trong cơ thể, bao gồm cả những vùng răng sẽ được huy động để bù đắp cho thai nhi. Đây cũng là lý do khiến cho răng dễ bị sâu, lung lay.
Số liệu thống kê thực tế cho thấy, có khoảng ¼ phụ nữ khi mang thai bị sâu răng. Việc thay đổi chế độ ăn uống, nhu cầu ăn nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng glucose tăng cao chính là nguyên khiến nguy cơ sâu răng tăng cao.
Thêm một nguyên nhân nữa khiến mẹ bầu dễ gặp phải tình trạng đau răng là do sự nhạy cảm quá mức với mùi vị. Kem đánh răng có thể là một trong những một trong những mùi vị không hề dễ chịu với mẹ bầu. Sự khó chịu này có thể khiến một số mẹ bỗng trở nên lười vệ sinh răng miệng, đánh răng qua loa. Bệnh lý răng miệng cũng vì thế mà tìm tới.

Sự nguy hiểm của bệnh răng miệng với sức khỏe mẹ bầu

Không chỉ mang những phiền toái, đau nhức cho sinh hoạt của mẹ. Tình trạng đau nhức răng trong thời gian thai kì còn tác động trực tiếp tới thai nhi. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, sức khỏe răng miệng của mẹ có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của bé sau này. Bởi vậy, duy trì sức khỏe răng miệng của mẹ luôn khỏe mạnh là đảm bảo tốt nhất cho bé có một sức khỏe răng miệng tốt trong tương lai.
Một trong những vấn đề nguy hiểm nhất mà bệnh lý răng miệng trong thời gian thai kì mang tới đó là làm tăng nguy cơ sinh non và lưu thai. Khi răng miệng của mẹ bầu bị viêm, nhiễm trùng nướu sẽ làm xuất hiện một loại vi khuẩn mang tên fusobacterium nucleatum. Các nha khoa học chỉ ra rằng, loại vi khuẩn này sẽ đi theo đường máu vào nhau thai của trẻ và làm ảnh hưởng tới hệ thống phát triển của thai nhi. Và nguy hiểm hơn khi việc điều trị bệnh lý răng miệng ở thời điểm này không có sự cải thiện về tỷ lệ trẻ bị sinh non, thiếu tháng.
Ngoài ra, một lý do nữa để phụ nữ có thai chú ý tới việc chăm sóc răng miệng là, nếu mẹ bị bệnh răng miệng, các vi khuẩn gây bệnh có thể sẽ được truyền cho em bé sau khi sinh trong quá trình chăm sóc.

Những bệnh lý răng miệng thường gặp ở mẹ bầu

U hạt sinh mủ: Là những u nhỏ màu đỏ ở nướu răng do sự phản ứng của cơ thể với các mảng bám trên răng, nó có thể gây chảy máu hoặc lở loét.
Sâu răng: Các nghiên cứu cho thấy ¼ phụ nữ mang thai gặp chứng sâu răng. Nguyên nhân do trong thời kỳ mang thai, các bà bầu thường có nhu cầu ăn nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng glucose cao 
Viêm nướu: Có đến 90% phụ nữ mang thai bị viêm nướu trong thời gian từ tháng thứ hai đến tháng thứ tám của thai kỳ, do sự tăng cao của hormon progesteron và estrogen, dẫn đến viêm nướu thai nghén, nướu đỏ, sưng, đau, có thể bị chảy máu.
Viêm nha chu: Là tình trạng có thể khiến nướu mất độ bám dính vào răng, xương ổ răng bị tiêu hủy và các túi nha chu hình thành, suy giảm chức năng của răng, gây mất răng. Các chất được tiết ra trong quá trình viêm nha chu có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Khô miệng: Sự thay đổi hormone trong cơ thể khi mang thai có thể gây giảm tiết nước bọt dẫn tới hiện tượng khô miệng.

Cách xử lý khi bà bầu bị đau răng

Chữa đau răng tại nhà

Nếu tình trạng đau răng không quá nghiêm trọng, mẹ có thể tự khắc phục tại nhà bằng cách xúc miệng bằng nước muối, chườm nóng để làm tan mủ hoặc chườm lạnh để giảm cơn đau.

Đến gặp bác sĩ

Trong trường hợp tình trạng đau răng diễn biến nghiêm trọng gây nhiễm trùng lợi, hay gặp phải vấn đề răng khôn, sâu răng, mẹ bầu nên tới các bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.
Tuyệt đối không vì những lo ngại ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi mà chân chừ, không thăm khám. Sự tiến triển của y học hiện đại ngày nay, các thủ thuật nha khoa được thực hiện đơn giản để tránh ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của em bé.
Theo chia sẻ của các chuyên gia thì việc điều trị các vấn đề về răng thuận lợi nhất trong 3 tháng giữa của thai kì. Do đó, nếu bị đau răng hay viêm lợi, bà bầu nên thu xếp thời gian điều trị trong tháng thứ 4, 5, 6 để đảm bảo thuận lợi và an toàn nhất cho em bé.

Làm sao để phòng tránh đau răng trong thai kỳ?

Không chỉ gây đau đớn, ảnh hưởng tới việc sinh hoạt hàng ngày, hiện tượng đau răng còn gây ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, phòng tránh các bệnh lý răng miệng là cách tốt nhất để mẹ đảm bảo sức khỏe răng miệng cho mình cũng như thai nhi. Đừng quên:

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Duy trì một thói quen sống lạnh mạnh, đảm bảo việc vệ sinh răng miệng là điều vô cùng cần thiết. Đừng quên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và súc miệng bằng nước muối thường xuyên để ngăn chặn răng miệng khỏi tình trạng viêm nhiễm.

Cung cấp đủ dinh dưỡng và khoáng chất

Khi mang thai, việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng rất quan trọng. Không chỉ bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho thai nhi, mẹ bầu cũng đừng quên bổ sung các thực phẩm có lợi cho răng miệng như: canxi, vitamin như cá, rau xanh, hoa quả… Các mẹ cũng nên bổ sung canxi cho cơ thể theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Khám răng định kì

Giải quyết triệt để các vấn đề răng miệng trước thai kì thì mẹ bầu cũng đừng quên thăm khám định kì để phát hiện sớm và xử lý kịp thời các bệnh lý răng miệng. Lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín là cách tốt nhất để mẹ bầu bảo vệ sức khỏe răng miệng cho cả bản thân và thai nhi.
Nha Khoa HTC – Viện nha khoa thẩm mỹ
Địa chỉ: Số 135 Ngô Quyền, phường Tân Bình, TP Hải Dương
Hotline: 02203.896.699 – 0888.507.838
 
Bài viết cùng chuyên mục